Tin tức & Sự kiện

Con không "Ạ!!" người lớn!! Lại là câu chuyện vui của não bộ?

Con không "Ạ!!" người lớn

Lại là câu chuyện vui của não bộ?

“Sao con mình 24 tháng tuổi rồi, vẫn hay "lơ" lời người lớn, không "ạ" hay "dạ" như lời mẹ dặn? Con có "bướng bỉnh" hay "thiếu lễ phép" không? “

Không ít bố mẹ thường bày tỏ sự lăn tăn, tại sao con cứ lầm lầm lì lì khi gặp người lớn. Liệu có phải bé quá lì hay có sự phát triển bất thường gì không? Hơn nữa, điều này con vô hình chung tạo áp lực lên vai bố mẹ vì bị chê trách là "không biết dạy con". Đừng lo lắng bố mẹ ơi, đây là "bí kíp" mật giúp con phát triển "siêu năng lực" độc lập đấy!

 

1. "Siêu năng lực" gì ẩn sau sự im lặng?

Khi con 12-19 tháng tuổi, con thích "bắt chước" mọi thứ, từ "ạ", "dạ" đến "con đói", "con đi chơi". Vì ở giai đoạn này con vừa làm quen với ngôn ngữ, ngôn ngữ đối với con rất mới lạ và khiến con hào hứng với việc phát âm và lập lại điều bố mẹ nói.

Nhưng từ 2-3 tuổi, não bộ con bắt đầu "biến hình" với 3 vùng "siêu năng lực" mới. Gs. Amanda, ĐH Columbia, Mỹ đã cho biết, khi bước sang giai đoạn 2 - 3 tuổi, 3 vùng não bộ gồm Anterior Cingulate, Prefrontal Cortex, Orbitofrontal Cortex bắt đầu phát triển để hình thành tính độc lập ở con để giúp con đối phó với các tình huống cần phân tích sâu hơn trong đáp ứng cảm xúc xã hội. 

Nhờ đó, con có thể:

- Chọn lọc những gì mình muốn nói, không chỉ "bập bẹ" theo lời người lớn.

- Phân tích "người lạ": Khi gặp người mới, con sẽ "soi" kỹ để xem họ "bạn hay thù".

- Điều chỉnh cảm xúc: Con học cách "giấu" cảm xúc, không òa khóc hay cười giòn tan như trước.

Vì vậy, khi con im lặng trước người lạ, đừng vội "trách móc" con "lì lợm". Con đang "kích hoạt" "siêu năng lực" để thích nghi với thế giới mới mẻ đấy!

2. Khi nào "siêu năng lực" giao tiếp của con "bùng nổ"?

Khoảng 3-6 tuổi, "siêu năng lực" giao tiếp của con sẽ "bùng nổ". Khi đó, việc phối hợp 3 vùng não bộ trên trên đã hoàn thiện. Tức là, tính hiệu từ 2 vùng  Prefrontal Cortex và Orbitofrontal Cortex sẽ truyền cho Anterior Cingulate để quyết định 2 tác vụ là nhận thức và cảm xúc. Kết quả là con sẽ nói nhiều hơn, thậm chí "liến thoắng" không ngừng, con sẽ biết "ạ", "dạ", và thực hiện yêu cầu của mẹ. Không những thế bạn ấy con "tám" chuyện, giải thích, và thậm chí "cãi lý" với mẹ.

3. Bố mẹ nên làm gì để "tiếp sức" cho "siêu năng lực" của con?

Không có gì sai khi trẻ trong độ tuổi 2-3 tuổi "lì" đáp ứng "dạ hoặc vâng" đối với một ai đó. Bố mẹ cũng không nên ép bé phải "dạ" khi trẻ không muốn "dạ".

Khi gặp người lạ hoặc ông bà ở xa, bố mẹ có thể nói chuyện 1 lúc với người này, có thể bế bé vào lòng để bé xem phản ứng của cha mẹ với người này. Bé sẽ dễ quen và chịu giao tiếp hơn.

Hãy cứ thong thả và thư giản khi con không đáp ứng, bố mẹ cứ kiên nhẫn tạo tình huống khuyến khích con nói "xin chào" với mọi người và bất cứ vật nuôi nào, và cũng không nên nói hay chỉ trích trẻ khi con không nói. 

Notes:

Amanda, R.T. et al. (2009) Self-Control and the Developing Brain, zero to three.