Làm cha mẹ

Người lạ đột nhập, nhà mình làm sao?

 

Ba mẹ không thể lúc nào ở cạnh con 24/7, cũng sẽ có lúc con phải tự chơi một mình và không có ai bên cạnh. Có thể đây chỉ là khoảng thời gian ngắn chỉ có vài phút nhưng ngần ấy thời gian cũng đủ để những nguy hiểm xảy ra với con, đặc biệt là khi có người lạ đột nhập vào nhà. Vậy nhà mình cần phải làm gì để chuẩn bị tốt cho con trong những lúc như vậy. Cùng Umbalena khám phá các biện pháp xử lý khi có người lạ đột nhập vào nhà dành cho trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây nhé!

 

Biện pháp xử lý khi có người lạ đột nhập vào nhà

 

Bình tĩnh, không la hét

 

Khi phát hiện có người lạ trong nhà, điều đầu tiên trẻ cần làm là giữ bình tĩnh. Không nên hoảng loạn, la hét hay có những hành động bột phát. Tâm lý của những tên trộm cướp khi vào nhà là muốn lấy đồ đạc sao cho nhanh gọn lẹ. Ba mẹ nên dạy trẻ rằng bảo vệ tính mạng của mình là quan trọng nhất. 

 

Trẻ cần quan sát khoảng cách giữa mình và tên trộm để nhắn tin hoặc gọi điện cầu cứu người lớn. Con cũng có thể giả vờ ngủ thật say, làm như không biết gì để tránh thu hút sự chú ý của tên trộm.

 

Không nhận bất kỳ đồ vật nào của người lạ

 

Không chỉ trộm cắp, nhiều đối tượng xấu khi đột nhập vào nhà còn có những hành vi khác như thôi miên, bắt cóc trẻ em… Vì thế, ba mẹ nên dặn trước con mình không nên tiếp xúc quá nhiều khi có người lạ xuất hiện trong nhà mình. Không đi theo người lạ, không nhận bất cứ đồ vật gì, không mở cửa cho người lạ vào nhà, xác nhận với ba mẹ khi người lạ giới thiệu là người quen của ba mẹ.

 

Không nhận đồ ăn hay bất kỳ vật nào từ người lạ

Không nhận đồ ăn hay bất kỳ vật nào từ người lạ

 

Đánh lạc hướng người lạ

 

Hãy tỏ ra hợp tác với người lạ đang đột nhập có ý định trộm đồ để đánh lạc hướng chúng. Chẳng hạn như nói với tên trộm rằng “Ba mẹ con hay cất tiền ở phòng ngủ đó” để hắn tập trung tìm kiếm, trong lúc đó, con có thể lợi dụng sơ hở để chạy ra khỏi phòng, hô hoán người lớn đến cứu giúp hoặc tìm nơi ẩn nấp an toàn.

 

Tìm nơi ẩn nấp an toàn

 

Nếu có thể, con nên tìm nơi an toàn để lẫn trốn, giống như chơi trốn tìm, con hãy trốn ở những nơi mà người khác không tìm thấy được, tốt nhất là những phòng có cửa khóa chắn chắn. Nếu phòng không có khóa, con có thể trốn dưới gầm giường, tủ quần áo hoặc phía sau rèm cửa. 



Không cố gắng chống đối với người lạ

 

Trẻ em hoàn toàn không đủ sức mạnh để chống lại kẻ gian, vì vậy tuyệt đối không được cố gắng đối đầu với chúng. Việc quan trọng nhất là bảo vệ bản thân và chờ đợi sự trợ giúp từ người lớn.

 

Tự vệ khi bị tấn công

 

Không chủ động tấn công kẻ trộm nhưng khi kẻ trộm tấn công con, con cũng nên biết những biện pháp để tự vệ. Ba mẹ cần chuẩn bị sẵn những công cụ tự vệ trong gia đình như khúc gỗ, bình xịt hơi cay, còi báo động… và hướng dẫn con sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Tập luyện cho con cách tấn công còn những vị trí hiểm trên cơ thể như mắt, háng hoặc các kỹ thuật thoát thân khi bị khống chế cũng là điều rất cần thiết.

 

Tự vệ bằng các dụng cụ có sẵn trong gia đình khi bị tấn công

Không nhận đồ ăn hay bất kỳ vật nào từ người lạ

 

Chia sẻ với người lớn sau khi xảy ra vụ việc

 

Sau khi sự việc xảy ra, trẻ cần chia sẻ ngay với ba mẹ, người thân hoặc thầy cô giáo về những gì đã xảy ra. Việc chia sẻ này sẽ giúp người lớn có thể nắm bắt được tình hình và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

 

Kỹ năng phòng chống trộm đột nhập vào nhà dành cho ba mẹ

 

Trang bị kỹ năng cho trẻ em để đối phó với kẻ trộm là điều cần thiết, tuy nhiên, việc phòng ngừa trộm đột nhập từ phía ba mẹ và người lớn mới đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

 

Nâng cao cảnh giác

 

  • Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội: Tránh tiết lộ lịch trình di chuyển, thông tin về việc vắng nhà, hay hình ảnh về tài sản giá trị trong nhà lên mạng xã hội.
  • Chú ý đến các dấu hiệu bất thường: Quan sát xung quanh nhà thường xuyên, đề phòng những dấu hiệu đột nhập như mất chìa khóa cửa, dấu vân tay lạ, hay sự xuất hiện của người lạ lảng vảng gần nhà.
  • Lắp đặt hệ thống an ninh: Sử dụng cửa chống trộm, camera giám sát, hệ thống báo động,... để tăng cường an ninh cho ngôi nhà.
  • Không để chìa khóa cùng với ổ khóa bên ngoài nhà: Điều này sẽ tránh trường hợp tên trộm sao chép chìa khóa và vào nhà dễ dàng.

 

Phụ huynh không nên chia sẻ thông tin, lịch trình cá nhân lên mạng xã hội

Phụ huynh không nên chia sẻ thông tin, lịch trình cá nhân lên mạng xã hội

 

Hướng dẫn trẻ kỹ năng cần thiết

 

  • Dạy trẻ không mở cửa cho người lạ: Nhấn mạnh với trẻ rằng không bao giờ được mở cửa cho bất kỳ ai mà không có sự đồng ý của bố mẹ, kể cả người quen. Khi có người lạ đến gõ cửa, trẻ cần nhìn qua mắt mèo hoặc khe cửa để xác định người đó, và nếu là người giao hàng hoặc nhân viên dịch vụ, hãy yêu cầu họ quay lại sau hoặc liên hệ với người lớn trong nhà.
  • Khuyến khích trẻ cẩn trọng khi nghe điện thoại: Dặn trẻ không tiết lộ thông tin về việc ở nhà một mình khi nhận được cuộc gọi từ người lạ hoặc người quen. Khi có ai đó gọi đến, trẻ nên trả lời: "Ba mẹ con đang bận, cô/chú có để lại lời nhắn không để lát con nói lại với ba mẹ?".
  • Nhắc nhở trẻ không được tự ý ra khỏi nhà: Trẻ chỉ được phép ra ngoài khi có sự đồng ý và đi cùng người lớn.
  • Hướng dẫn trẻ cách xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm: Dạy trẻ cách gọi điện thoại khẩn cấp, cách ẩn nấp an toàn trong nhà, và cách quan sát và ghi nhớ đặc điểm của kẻ trộm để cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng như trên.
  • Đăng ký cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng sống: Các khóa học này sẽ giúp trẻ em trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trong nhiều tình huống nguy hiểm, bao gồm cả khi bị trộm đột nhập.

 

Dạy trẻ không được nói ba mẹ đang vắng nhà khi nghe điện thoại

Dạy trẻ không được nói ba mẹ đang vắng nhà khi nghe điện thoại

 

Tạo môi trường an toàn cho trẻ

 

  • Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp: Tránh bày biện những vật dụng có thể tạo điều kiện cho kẻ trộm leo trèo vào nhà như thùng rác, thang, cây cối,...
  • Cất giữ tài sản cẩn thận: Không nên để tiền bạc, trang sức, hay các vật dụng giá trị trong tầm nhìn hoặc dễ dàng lấy trộm.
  • Lắp đặt hệ thống chiếu sáng đầy đủ: Đảm bảo nhà cửa được chiếu sáng đầy đủ, cả bên trong và bên ngoài, để hạn chế kẻ trộm lợi dụng bóng tối để hoạt động.
  • Tham gia vào công tác an ninh khu phố: Hợp tác với các hộ dân khác trong khu phố để đề phòng và chống trộm cắp, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm để có thể hỗ trợ khi cần thiết.

 

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, camera an ninh xung quanh nhà

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, camera an ninh xung quanh nhà

 

Bằng cách áp dụng những biện pháp phòng ngừa và trang bị kỹ năng cần thiết cho trẻ, ba mẹ và người lớn có thể góp phần tạo nên môi trường sống an toàn cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ bị trộm đột nhập và xâm hại. Hãy cùng chung tay bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm rình rập, để các con có thể phát triển một cách an toàn và khỏe mạnh, ba mẹ nhé!