Lời giải sách giáo khoa Khoa học 5 Kết nối tri thức

Lời giải sách Khoa học lớp 5 Bài 3 - KNTT

 

Kết nối tri thức_Khoa học 5_Chủ đề 1_ Bài 3_Hỗn hợp và dung dịch

 

Lời giải sách Khoa học lớp 5 Bài 3 Hỗn hợp và dung dịch - Kết nối tri thức đầy đủ và chi tiết nhất.

 

Khởi động (trang 14)

 

Khoa học 5 bài 1 trang 14 :

 

Nước biển mặn vì có muối. Em có nhìn thấy muối ở trong nước biển không? Người ta làm thế nào để tách được muối ra khỏi nước biển?

 

Trả lời:

 

- Em không nhìn thấy muối ở trong nước biển.

- Để tách được muối ra khỏi nước biển: Người ta cho nước biển vào các ruộng muối rồi phơi cho nước bay hơi thì thu được muối ở dạng rắn.

 

1. Phân biệt hỗn hợp và dung dịch (trang 14, 15)

 

Khám phá (trang 14, 15)

 

Câu 1 Khoa học 5 bài 1 trang 14 :

 

Thí nghiệm tạo hỗn hợp và dung dịch.

Chuẩn bị: muối ăn, hạt tiêu, 1 thìa, 1 đĩa, 1 cốc thuỷ tinh chứa nước.

Tiến hành:

- Lấy 1 thìa muối ăn, 1 thìa hạt tiêu cho vào đĩa và trộn đều (hình 1).

 

loi-giai-sach-khoa-hoc-lop-5-bai-3-ket-noi-tri-thuc-1

 

- Lấy 1 thìa muối ăn cho vào cốc thuỷ tinh chứa nước và khuấy đều (hình 2).

 

loi-giai-sach-khoa-hoc-lop-5-bai-3-ket-noi-tri-thuc-2

 

Quan sát hiện tượng xảy ra và cho biết thí nghiệm nào tạo ra hỗn hợp, thí nghiệm nào tạo ra dung dịch. Vì sao em biết?

 

Trả lời:

 

- Cả 2 thí nghiệm đều tạo ra hỗn hợp. Vì hỗn hợp thu được sau khi trộn đều chứa 2 chất.

- Thí nghiệm 2 tạo ra dung dịch. Vì nước và muối sau khi khuấy đều, muối tan trong nước tạo hỗn hợp đồng nhất giữa nước và muối ăn (hay hỗn hợp muối và nước phân bố đều vào nhau).

 

Câu 2 Khoa học 5 bài 1 trang 15 :

 

Quan sát hình 3 và cho biết hỗn hợp nào là dung dịch. Giải thích.

 

loi-giai-sach-khoa-hoc-lop-5-bai-3-ket-noi-tri-thuc-3

 

Trả lời:

 

Trong hình 3, hỗn hợp là dung dịch gồm:

c) Giấm ăn và nước vì hỗn hợp giấm ăn và nước phân bố đều vào nhau.

d) Đường và nước vì hỗn hợp nước và đường phân bố đều vào nhau.

 

Vận dụng (trang 15)

 

Hãy lấy ví dụ về hỗn hợp, dung dịch trong cuộc sống mà em biết.

 

Trả lời:

 

Ví dụ về hỗn hợp là:

+ Bột canh Hải Châu;

+ Hỗn hợp dầu giấm để trộn salad.

+ Hỗn hợp mắm, chanh, tỏi, ớt dùng làm nước chấm…

Ví dụ về dung dịch là:

+ Dung dịch nước đường;

+ Dung dịch nước muối…

 

2. Tách muối ra khỏi dung dịch muối (trang 16)

 

Khám phá (trang 16)

 

Câu 1 Khoa học 5 bài 1 trang 16 :

 

Thực hiện thí nghiệm:

Chuẩn bị: Muối ăn, 1 bát sứ chịu nhiệt, 1 cốc thuỷ tinh có chứa nước tinh khiết, 1 thìa, 1 kiềng sắt, 1 lưới tản nhiệt, 1 cốc nến, 1 bật lửa.

Tiến hành:

- Cho 1 thìa muối ăn vào cốc thuỷ tinh chứa 80 ml nước, khuấy đều (hình 5a).

- Lấy 5 đến 6 thìa dung dịch muối cho vào bát sứ và đặt bát lên trên kiềng sắt có lưới tản nhiệt (hình 5b).

- Đốt nến và đưa cốc nến vào phía dưới lưới tản nhiệt (hình 5c).

Dự đoán hiện tượng xảy ra với dung dịch muối khi đun.

Sau vài phút, quan sát hiện tượng xảy ra với dung dịch muối và so sánh với dự đoán ban đầu.

 

loi-giai-sach-khoa-hoc-lop-5-bai-3-ket-noi-tri-thuc-4

 

Trả lời:

 

Dự đoán hiện tượng dung dịch muối khi đun: Dung dịch muối sôi, có hơi nước thoát ra, khi cạn nước thu được muối ở dạng rắn.

 

Vận dụng (trang 16)

 

Câu 1 Khoa học 5 bài 1 trang 16 :

 

Nói với bạn cách tách muối ra khỏi dung dịch muối.

 

Trả lời:

 

Cách tách muối ra khỏi dung dịch muối là đem cô cạn dung dịch muối.

 

Câu 2 Khoa học 5 bài 1 trang 16 :

 

Người dân ở vùng ven biển làm cách nào để sản xuất muối từ nước biển.

 

Trả lời:

 

Người dân ở vùng ven biển sản xuất muối từ nước biển là: Người ta cho nước biển vào các ruộng muối rồi phơi cho nước bay hơi thì thu được muối ở dạng rắn.

 

Em có thể (trang 16)

 

Tạo một hỗn hợp gia vị hoặc nước chấm có thể dùng trong bữa ăn.

 

Trả lời:

 

Cho 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 4 thìa nước lọc vào chén, khuấy đều ta được hỗn hợp nước chấm nem.