Lời giải sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội 1 Kết nối tri thức

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 21- KNTT

 

Kết nối tri thức_Tự nhiên xã hội 1_Chủ đề 5_ Bài 21_Các giác quan của cơ thể.

 

 Lời giải sách Tự nhiên xã hội lớp 1 Bài 21 Các giác quan của cơ thể - Kết nối tri thức đầy đủ và chi tiết nhất.

 

Khởi động (trang 88)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 88

 

Em có thể nghe, nhìn,... là nhờ các giác quan của cơ thể. Em có thể kể tên của chúng không?

 

Trả lời:

 

Hầu hết chúng ta đều biết con người có năm giác quan chính, bao gồm: Thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi) và xúc giác (cảm giác khi tiếp xúc). Mỗi một giác quan sẽ cảm nhận những đặc điểm khác nhau và gửi thông tín đến não bộ để não phân tích, hiểu và nhận thức được thế giới xung quanh.

 

Khám phá (trang 88)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 88

 

Quan sát hình và cho biế cơ thể chúng ta có những giác quan nào?

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-1-bai-21-ket-noi-tri-thuc-1

 

Trả lời:

 

Cơ thể ta có những giác quan là:

- Thị giác 

- Khứu giác

- Xúc giác

- Vị giác

- Thính giác

 

Luyện tập (trang 89)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 89

 

Chỉ và gọi tên các giác quan.

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-1-bai-21-ket-noi-tri-thuc-2

 

Trả lời:

 

Chỉ vào mũi: Khứu giác

Chỉ vào miệng: Vị giác

Chỉ vào tai: Thính giác

....

 

Vận dụng (trang 89)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 89

 

Em dùng giác quan nào để nhận biết các vật trong hình sau?

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-1-bai-21-ket-noi-tri-thuc-3

 

Trả lời:

 

1) Xúc giác - tay

2) Thính giác - tai

3) Thị giác - mắt

4) Khứu giác - mũi

5) Vị giác - lưỡi

 

Khám phá (trang 90)

 

Câu 1 SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 90

 

Khi bịt tai, bịt mắt em có nghe, nhìn thấy gì không?

 

Trả lời:

 

Khi bịt tai, bịt mắt em không có nghe, không nhìn thấy gì cả.

 

Câu 2 SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 90

 

Kể một số việc làm để bảo vệ mắt và tai. Việc làm nào dưới đây giúp em phòng tránh cận thị?

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-1-bai-21-ket-noi-tri-thuc-4

 

Trả lời:

 

Một số việc để bảo vệ mắt là

- Ngồi đúng tư thế khi học

- Không sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

- Không nên đọc sách hay học bài dưới điều kiện thiếu ánh sáng

- Thường xuyên khám định kỳ

Một số việc để bảo vệ tai là:

- Khám định kỳ

- Thường xuyên vệ sinh tai

Việc làm giúp em phòng tránh cận thị là ở Hình 5, 4.

 

Luyện tập (trang 91)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 91

 

Nêu những việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai trong các hình sau.

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-1-bai-21-ket-noi-tri-thuc-5

 

Trả lời:

 

1) Không nên để mắt quá sát màn hình máy tính mà hãy có khoảng cách an toàn nhất định.

2) Không nên sử dụng tai nghe quá lâu và nhất là khi ngủ để tránh các bệnh về tai.

3) Không nên lấy vật sắc nhọn để chọc phá người khác, điều này rất nguy hiểm.

4) Nên vệ sinh tai thường xuyên bằng tăm bông.

5) Không nên sử dụng điện thoại quá nhiều và trong điều kiện thiếu ánh sáng.

6) Nên kiểm tra mắt định kì.

 

Vận dụng (trang 91)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 91

 

Nói với bạn về những việc em và người thân đã làm được để bảo vệ mắt và tai.

 

Trả lời:

 

- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mắt và tai.

- Luôn đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và lutein.

 

Khám phá (trang 92)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 92

 

Kể tên một số việc làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da.

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-1-bai-21-ket-noi-tri-thuc-6

 

Trả lời:

 

1. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.

2. Ra ngoài nên đeo kính râm, che ô để hạn chế ảnh hưởng từ nắng mặt trời.

3. Tắm rửa mỗi ngày để gạt bỏ những bụi bẩn.

4. Mang khẩu trang mỗi khi quét dọn hay tiếp xúc với bụi.

 

Luyện tập (trang 93)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 93

 

Nói những việc nên, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da.

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-1-bai-21-ket-noi-tri-thuc-7

 

Trả lời:

 

Việc nên làm:

+ Hình 2: Xúc miệng bằng nước muối sinh lí.

+ Hình 4: Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lí.

+ Hình 5: Mang găng tay khi vệ sinh tủ lạnh để bảo vệ da.

Việc không nên làm:

+ Hình 1: Ăn đồ cay nóng - có hại cho miệng, nhất là lưỡi.

+ Hình 3: Dùng tay ngoáy mũi - tay sẽ mang vi khuẩn vào trong mũi.

+ Hình 6: Hai bạn nhỏ không mang găng tay khi nhổ cỏ và tưới nước cho cây khi làm vườn, việc làm này có thể gây hại cho da.

 

Vận dụng (trang 93)

 

SGK Tự nhiên xã hội 1 bài 21 trang 93

 

Hằng ngày, em và người thân đã làm gì để bảo vệ mũi, lưỡi và da?

 

Trả lời:

 

Để bảo vệ mũi, chúng ta nên:

- Vệ sinh mũi sạch sẽ: Chúng ta nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

- Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây hại: Chúng ta nên đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường bụi bẩn hoặc khói bụi. Chúng ta cũng nên tránh hít phải khói thuốc lá và các chất ô nhiễm khác.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Chúng ta nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mũi.

Những việc không nên làm để bảo vệ mũi:

- Đừng ngoáy mũi quá mạnh: Việc ngoáy mũi quá mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và dẫn đến nhiễm trùng.

- Đừng chạm tay vào mũi khi tay bẩn: Việc chạm tay vào mũi khi tay bẩn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào mũi và gây nhiễm trùng.

- Đừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc mũi không được kê đơn: Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc mũi không được kê đơn có thể gây kích ứng mũi và làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng.

Để bảo vệ lưỡi, chúng ta nên:

- Vệ sinh lưỡi sạch sẽ: Chúng ta nên chải lưỡi ít nhất hai lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.

- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng có thể gây kích ứng lưỡi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về lưỡi.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho lưỡi và ngăn ngừa khô miệng.

Những việc không nên làm để bảo vệ lưỡi:

- Đừng dùng bàn chải đánh răng để chà xát lưỡi: Việc chà xát lưỡi quá mạnh có thể làm tổn thương lưỡi.

- Đừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây khô miệng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về lưỡi.

- Đừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc lưỡi không được kê đơn: Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc lưỡi không được kê đơn có thể gây kích ứng lưỡi và làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng.

Để bảo vệ da, chúng ta nên:

- Vệ sinh da sạch sẽ: Chúng ta nên tắm rửa sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

- Sử dụng kem chống nắng: Chúng ta nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất 30 mỗi ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Chúng ta nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, đặc biệt là vào thời điểm nắng gắt.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho da và ngăn ngừa khô da.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Chúng ta nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của da.

Những việc không nên làm để bảo vệ da:

- Đừng cạy mụn: Việc cạy mụn có thể làm tổn thương da và khiến mụn trở nên nặng hơn.

- Đừng sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc: Việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây kích ứng da và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.

  • Đừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu đến da và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.

 

 

Xem thêm các Lời giải SGK Tự nhiên và xã hội lớp 1 Kết nối tri thức khác:

Umbalena - Lời giải sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội 1 - Kết nối tri thức

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 19 - KNTT (umbalena.vn)

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 20 - KNTT (umbalena.vn)

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 22 - KNTT (umbalena.vn)

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 23 - KNTT (umbalena.vn)