Lời giải sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội 3 Kết nối tri thức

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 21 - KNTT

 

Kết nối tri thức_Tự nhiên xã hội 3_Chủ đề 5_ Bài 21_Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn

 

Lời giải sách Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn - Kết nối tri thức đầy đủ và chi tiết nhất.

 

Khởi động (trang 86)

 

Em đã bao giờ bị tức ngực, tim đập nhanh chưa? Em bị như vậy khi nào?

Trả lời:

Em đã từng bị tức ngực, tim đập nhanh. Em bị như vậy khi vận động quá mạnh, mất sức như chạy.

 

Khám phá (trang 86, 87)

 

Câu 1 Tự nhiên xã hội 3 trang 86: 

 

Nêu tên một số thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tuần hoàn trong hình sau:

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-3-bai-21-ket-noi-tri-thuc-1

 

Trả lời:

- Một số thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tuần hoàn là: Dưa hấu, bắp cải, cơm, lạc, thịt, nước lọc, cà rốt, thịt gà, cá, trứng, sữa, súp lơ, đậu, …

- Một số thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tuần hoàn là: Bia, đường, khoai tây chiên, nước ngọt, dầu ăn, rượu,... 

Câu 2 Tự nhiên xã hội 3 trang 86:

 

 Kể thêm một số thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tuần hoàn.

 

Trả lời:

Một số thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tuần hoàn là: cá, thịt, nước ép, sinh tố, sữa,…

Một số thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tuần hoàn là: đồ dầu mỡ, rượu, bia,… 

Câu 3 Tự nhiên xã hội 3 trang 86: 

 

Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi: Việc nào cần làm, việc nào cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-3-bai-21-ket-noi-tri-thuc-2

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-3-bai-21-ket-noi-tri-thuc-3

 

Trả lời:

- Việc cần làm:

+ Hình 2: vận động vừa sức

+ Hình 3: chơi thể thao

+ Hình 4: vui chơi, hoạt động vui vẻ

+ Hình 6: đi khám ngay khi có dấu hiệu bị bệnh

- Việc cần tránh:

+ Hình 5: sử dụng đồ quá chật

+ Hình 7: Vận động quá sức

+ Hình 8: Ăn mặn

 

Câu 4 Tự nhiên xã hội 3 trang 87: 

 

Hãy kể tên một số việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Trả lời:

Một số việc cần làm và việc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn là:

- Việc cần làm: vận động vừa sức, chơi thể thao, vui chơi, hoạt động vui vẻ, đi khám ngay khi có dấu hiệu bị bệnh, ăn uống đầy đủ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng.

- Việc cần tránh: sử dụng đồ quá chật, vận động quá sức, ăn mặn, ăn đồ có hại cho sức khỏe. 

Luyện tập (trang 88)

 

Câu 1 Tự nhiên xã hội 3 trang 88:

 

Cùng thảo luận về những việc cần làm, cần tránh để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn theo gợi ý sau:

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-3-bai-21-ket-noi-tri-thuc-4

 

Trả lời:

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-3-bai-21-ket-noi-tri-thuc-5

 

Câu 2 Tự nhiên xã hội 3 trang 88: 

 

Chia sẻ với các bạn lí do vì sao cần làm hay cần tránh.

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-3-bai-21-ket-noi-tri-thuc-6

 

Trả lời:

- Cần tránh đi giày, dép quá chật vì ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.

- Tránh vận động quá sức dẫn đến tim đập nhanh, tức ngực,…

- Cần ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để cơ thể được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, để cơ quan tuần hoàn hoạt động tốt.

Câu 3 Tự nhiên xã hội 3 trang 88: 

 

Nêu những việc bạn đã làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

 

Trả lời:

Để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn, em đã:

- Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.

- Tập thể dục, thể thao vừa sức.

- Đi giày, dép phù hợp với bản thân.

- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, tích cực.

- Không vận động quá sức.

Vận dụng (trang 89)

 

Câu 1 Tự nhiên xã hội 3 trang 89:

 

 Cùng thảo luận và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta:

- Vận động quá sức.

- Ăn quá nhiều muối, đồ chiên rán.

 

loi-giai-sgk-tu-nhien-xa-hoi-lop-3-bai-21-ket-noi-tri-thuc-7

 

Trả lời:

- Vận động quá sức: cơ thể mất sức, tim đập nhanh, máu lưu thông nhanh, có thể gây đột quỵ.

- Ăn quá nhiều muối, đồ chiên rán: dễ gây bệnh béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch.

 

Câu 2 Tự nhiên xã hội 3 trang 89: 

 

Chia sẻ với người thân những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

 

Trả lời:

Học sinh chia sẻ với người thân những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Ví dụ:

Những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn là:

- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.

- Sử dụng các thức ăn, đồ uống có lợi.

- Học tập, vận động và vui chơi vừa sức.

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… 

 

Xem thêm các Lời giải SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức khác:

Umbalena - Lời giải sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội 3 - Kết nối tri thức

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 19 - KNTT (umbalena.vn)

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 20 - KNTT (umbalena.vn)

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 22 - KNTT (umbalena.vn)

Lời giải sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 23 - KNTT (umbalena.vn)