Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 31, 32, 33, 34 Bài 7 - KNTT

 

Kết nối tri thức_Tiếng Việt 4_Tập 2_Tuần 22_Bài 7_Con muốn làm một cái cây

 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 31, 32, 33, 34 Bài 7 : Con muốn làm một cái cây đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.

 

Đọc

 

Kể lại một việc ai đó đã làm khiến em vui và nhớ mãi.

 

Trả lời:

 

Vào tết Trung thu năm ngoái, em được được về quê nội chơi. Buổi chiều hôm đó trời nhẹ và mát, bà nội đã dạy em làm bánh trung thu và đèn lồng. Khi ấy, em đã vui sướng đến độ nhảy cẫng lên, reo lên đầy thích thú. Hai bà cháu lủi thủi trong căn bếp nhỏ, em phụ giúp bà rửa đỗ xanh để làm nhân bánh mà xem bà khéo léo nặn bột, tạo hình bánh. Bà vừa làm vừa giải thích cho em làm thế nào để vị ngọt vừa phải, làm thế nào để bánh vừa khuôn...Bánh nhân đậu xanh, bánh nhân đậu đỏ, bánh nhân thập cẩm...lần lượt xuất hiện trên mâm, xinh xắn và tỏa mùi thơm hấp dẫn. Bàn tay bà giống như chiếc đũa thần của những bà tiên, có thể biến ra bao nhiêu thứ tuyệt vời. Em rất vui và nhớ mãi kỉ niệm cùng bà.

 

 

Trả lời câu hỏi

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 32 tập 2:

 

Ông nội đã nghĩ gì khi trồng cây ổi trong sân nhà cũ của Bum? 

 

Trả lời:

 

Khi trồng cây ổi trong sân nhà cũ của Bum,ông nội đã nghĩ hồi nhỏ ba nó vô cùng thích ổi nên chắc cháu mình cũng sẽ thích ổi như ba nó.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 32 tập 2:

 

Bum đã có những kỉ niệm gì với cây ổi đó? 

 

Trả lời:

 

Bum đã có những kỉ niệm với cây ổi đó là:

- Hồi mới ba, bốn tuổi, Bum đã biết cùng ông bắt sâu cho cây ổi nên cây mới lớn như bây giờ. 

- Những buổi chiều mát, Bum và bè bạn túm tụm dưới gốc cây, chia nhau những trái ổi chín. Ông nội bắc chiếc ghế đẩu ra sân gần cây ổi, ngồi đó vừa nghe đài vừa nheo nheo mắt nhìn lũ trẻ vui chơi...

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 32 tập 2:

 

Vì sao Bum muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ? 

 

Trả lời:

 

Bum muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ vì Bum muốn luôn bên đám bạn cùng chia nhau từng trái ổi chín và thấy ông ngồi cười hiền lành bên gốc ổi.

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 32 tập 2:

 

Những chi tiết nào cho thấy cô giáo và ba mẹ Bum rất quan tâm và yêu thương Bum? 

 

Trả lời:

 

Những chi tiết nào cho thấy cô giáo và ba mẹ Bum rất quan tâm và yêu thương Bum:

- Khi cô giáo nói với mẹ về ước mơ của nó, ba mẹ đã ngay lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà. 

- Mẹ nói, mai này Bum sẽ mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi, cùng trèo hái, chia nhau những trái ổi thơm lừng. Sài Gòn có quá xa Vũng Tàu đâu. Phố cũ và phố mới thực ra sẽ chẳng cách xa khi mà vẫn nhớ về nhau.

 

Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 32 tập 2:

 

Em có nhận xét gì về ông nội của Bum và tình cảm Bum dành cho ông nội? 

 

Trả lời:

 

- Ông nội của Bum là người rất thương con thương cháu. Ông chăm sóc, yêu thương Bum hết mực.

- Tình cảm của Bum với ông là tình cảm yêu thương, trân trọng vô bờ. Bum rất yêu quý ông của mình.

 

Luyện từ và câu

 

Luyện tập về vị ngữ

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 32 tập 2:

 

Xác định vị ngữ của mỗi câu dưới đây: 

a. Cầu Thê Húc đỏ thắm dưới ánh bình minh. 

b. Cà Mau là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc. 

c. Chú bộ đội biên phòng đi tuần tra biên giới. 

d. Tôi yêu đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

 

Trả lời:

 

a. Vị ngữ: đỏ thắm dưới ánh bình minh. 

b. Vị ngữ: là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc. 

c. Vị ngữ: đi tuần tra biên giới. 

d. Vị ngữ: yêu đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 33 tập 2:

 

Vị ngữ của mỗi câu tìm được ở bài tập 1 cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ? 

 

 

Trả lời:

 

a. Nêu đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ.

b. Giới thiệu về đối tượng được nói ở chủ ngữ.

c. Nêu hoạt động, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ.

d. Nêu hoạt động, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 33 tập 2:

 

Tìm vị ngữ thích hợp thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây:

(đỏ ngầu phù sa, ì oạp đêm ngày, là món quà sông trao cho đồng ruộng,chồm lên vỗ bờ, chảy lững lờ)

 

 

Trả lời:

 

Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông đỏ ngầu phù sa. Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng ì oạp đêm ngày. Chỗ khúc quanh của dòng chảy, những con sóng chồm lên vỗ bờ. Hết mùa lũ, sông chảy lững lờ. Có lẽ sông lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa là món quà sông trao cho đồng ruộng.

 

 

Trả lời:

 

Mọi người đang hăng hái làm việc. Ai nấy đều bận rộn với công việc riêng của mình. 

Vị ngữ của mỗi câu là: 

- đang hăng hái làm việc.

- đều bận rộn với công -việc riêng của mình. 

 

Viết

 

Tìm hiểu cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 33 tập 2:

 

Đọc văn bản hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện và trả lời câu hỏi.

 

 

a. Văn bản trên hướng dẫn sử dụng sản phẩm gì?

b. Việc sử dụng sản phẩm đó chia làm mấy bước?

c. Trong mỗi bước, sản phẩm đó được sử dụng như thế nào?

 

Trả lời:

 

a. Văn bản trên hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện.

b. Việc sử dụng nồi cơm điện chia làm 3 bước.

c. Trong mỗi bước, sản phẩm đó được sử dụng theo một cách riêng:

1. Trước khi nấu cơm: 

- Đổ gạo đã vo vào lòng nồi.

- Dùng khăn lau khô mặt ngoài lòng nồi trước khi đặt vào nồi.

- Không nên vo gạo trong lòng nồi để bảo vệ lớp chống dính..

Khi nấu cơm

- Đóng chặt nắp nồi.

- Cắm điện và nhấn nút nấu.

Không mở nồi trong suốt quá trình nấu.

3. Sau khi nấu cơm

- Lấy hết cơm ra khỏi lòng nồi.

- Dùng vật liệu mềm để làm sạch các bộ phận của nồi. Nếu dùng vật liệu cứng như kim loại sẽ làm trầy xước nồi.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 34 tập 2:

 

Trao đổi về cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm:

- Các bước sử dụng sản phẩm

  • Những việc cần làm trong mỗi bước.

 

Trả lời:

 

Cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm:

- Hướng dẫn rõ các bước sử dụng sản phẩm.

  • Trong mỗi bước, nêu rõ những việc cần làm.

 

 

Vận dụng

 

Chia sẻ với người thân về cách sử dụng nồi cơm điện hoặc một số đồ gia dụng khác.

 

Trả lời:

 

Bài tham khảo

Hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc

- Trước khi sử dụng: Kiểm tra máy sấy: dây diện có bị đứt, hở,....

- Trong khi sử dụng: 

Bước 1: Bật máy sấy, lựa chọn chế độ sấy vừa phải.

+ Thông thường máy sấy thường có 3 chế độ nhiệt: sấy mát, sấy ấm, sấy nóng. Và 3 chế độ gió: nhẹ, vừa, mạnh. Sử dụng các nút bấm trên thân máy để lựa chọn chế độ sấy phù hợp.

+ Không nên sấy tóc ngay sau khi vừa gội đầu xong. Tốt nhất nên lau khô tóc bằng khăn mềm trước rồi mới sấy.

+ Nên sử dụng tốc độ thấp nhất khi sấy khô tóc, tầm 57 độ là tốt nhất. Nhiệt độ này sẽ giúp tóc vẫn còn duy trì độ ẩm thích hợp, tóc sẽ mềm mượt và không bị gãy rụng. Nếu máy sấy có chế độ thổi mát thì nên sử dụng chế độ này.

Bước 2: Duy trì khoảng cách giữa máy sấy và tóc.

Nên để máy cách xa tóc từ 15-20cm và để máy nghiêng một góc từ 30-45 độ để tránh luồng hơi nóng từ máy trực tiếp tác động đến tóc.

Bước 3: Liên tục đảo chiều luồng sấy khí sấy.

Để tóc luôn thẳng mềm và óng mượt, tốt nhất không nên tập trung sấy một chổ quá lâu mà nên sấy đều xung quanh theo từng phần (đoạn) tóc.

Lưu ý:

+ Đa phần các loại mấy sấy tóc có trang bị bộ phận bảo vệ chống quá nhiệt, sẽ tự động tắt khi máy quá nóng. Lúc xảy ra tình trạng này, nên tắt máy, tháo phích điện và để máy nguội trong vài phút rồi mới sử dụng lại.

Bước 4: Tắt máy.

Bấm các nút bấm về vị trí ban đầu.

- Sau khi sử dụng: Vệ sinh máy sấy

Dùng bàn chải vệ sinh bộ phận thổi khí và bộ phận hút khí mỗi tháng một lần vì bụi bẩn hay tóc mắc kẹt lại sẽ làm giảm hiệu suất làm khô hay sấy, dễ gây hư hỏng máy.

 

Xem thêm Lời giải VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Bài 7:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 23, 24, 25, 26 tập 2 Bài 7 - KNTT (umbalena.vn)

 

Xem thêm các Lời giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức khác:

Umbalena - Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 24, 25, 26, 27 Bài 5 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 28, 29, 30 Bài 6 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 35, 36, 37, 38 Bài 8 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 40, 41, 42, 43 Bài 9 - KNTT (umbalena.vn)