Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 98, 99, 100, 101 Bài 21 - KNTT

 

Kết nối tri thức_Tiếng Việt 4_Tập 2_Bài 21_Những cánh buồm

 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 98, 99, 100, 101 Bài 21 : Những cánh buồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.

 

Đọc:

 

Tìm lời giải cho câu đố dưới đây:

 

 

Trả lời:

 

Đáp án là con thuyền, con đò.

 

Đọc sách - trang 98

 

 

Trả lời câu hỏi trang 99:

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 99 tập 2 :

 

Hình ảnh nào được tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình?

 

Trả lời:

 

Hình ảnh nào được tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình là: những cánh buồm.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 99 tập 2 :

 

Cánh buồm được miêu tả thế nào vào mỗi thời điểm:

 

 

Cánh buồm được miêu tả vào mỗi thời điểm:

- Buổi nắng đẹp: những cánh buồn xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ. Có cánh màu trắng như màu áo của chị. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố.

- Ngày lộng gió: những cánh buồm cuộn tròn nằm trên mui thuyền.

- Khi giông bão: những cánh buồm căng lồng ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn,về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 99 tập 2 :

 

Em thích cách tả cánh buồm vào thời điểm nào? Vì sao?

 

Trả lời:

 

Em thích cách tả cánh buồm vào buổi nắng đẹp vì cách tả ấy cho thấy cánh buồm rất sinh động với nhiều màu sắc và sắc thái khác nhau.

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 99 tập 2 :

 

Ý nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài đọc?

A. Vẻ đẹp của những dòng sông quê hương.

B. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

C. Vẻ đẹp của những con tàu vượt biển khơi.

D. Vẻ đẹp của những người lao động cần cù, chăm chỉ.

 

Trả lời:

 

B. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

 

Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 99 tập 2 :

 

Nói 2 - 3 câu về cảnh vật ở một nơi mà em yêu thích.

 

Trả lời:

 

Quê hương em không đẹp nên thơ nhưng em vẫn tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn sót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng em kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi. Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao như ước mơ tuổi thơ của chúng em cũng được chấp cánh.

 

* Luyện từ và câu - Trang 100

 

Dấu ngoặc đơn

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 100 tập 2 :

 

Các câu ở cột A có gì khác các câu ở cột B?

 

Trả lời:

 

Các câu ở cột B có các dấu ngoặc đơn chỉ chú thích cho chủ ngữ của câu, đầy đủ hơn so với cột A.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 100 tập 2 :

 

Dấu ngoặc dơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) được dùng để làm gì?

 

 

Trả lời:

 

Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) có tác dụng đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 100 tập 2 :

 

Có thể đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong mỗi đoạn văn dưới đây?

 

 

Trả lời:

 

a. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn (một làng ở gần biên giới). Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài như không bao giờ dứt ở hai bên đường.

 

b. Máu trên chân con voi vẫn chảy. Người quản tượng bèn hái lá sài đất và lá nhọ nồi (những thứ lá cầm máu rất nhanh) giã giập rồi đắp lên vết thương cho con voi. Sau đó ông lấy đất rừng nhào nhuyễn phủ lên trên. Lớp đất ấy sẽ giữ mảng thuốc như một lớp băng dính.

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 100 tập 2 :

 

Viết đoạn văn (2 - 3 câu) về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn.

 

 

Trả lời:

 

Mỗi dịp nghỉ hè, em thường về thăm quê ở Thường Tín (một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội). Nơi đây là một vùng quê xinh đẹp và yên bình. Những buổi sáng, ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. Ấn tượng nhất phải kể đến cánh đồng lúa rộng mênh mông phía xa. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm. Nhấp nhô giữa đồng là các bác nông dân đang làm việc hăng say. Khung cảnh mới đẹp làm sao!

 

* Viết - trang 101

 

Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 101 tập 2 :

 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

 

 

a. Mở bài giới thiệu thế nào về cây khế?

b. Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét như thế nào?

 

Trả lời:

 

a. Mở bài giới thiệu địa điểm của cây khế.

b. Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét mang vẻ bình dị cho vườn nhỏ sau nhà.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 101 tập 2 :

 

Cách mở bài và kết bài dưới đây có gì khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên?

 

 

Trả lời:

 

Cách mở bài và kết bài có điểm khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên là:

- Cách mở bài gián tiếp, nói các sự vật xung quanh xong rồi mới nói đến cây khế.

- Kết bài mở rộng, nêu những việc em sẽ làm và thể hiện được tình cảm của tác giả đối với cây khế.

 

3. Xếp các mở bài, kết bài ở hai bài tập trên vào nhóm thích hợp:

 

 

Trả lời:

 

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 101 tập 2 :

 

Viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây mà em biết.

 

Trả lời:

 

Mở bài gián tiếp:

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

b. Kết bài mở rộng:

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.

 

Vận dụng:

 

Tìm đọc những bài văn miêu tả cây cối để học tập cách viết mở bài, kết bài.

 

Trả lời:

 

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.

 

 

Xem thêm Lời giải VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Bài 21:

Giải vở bài tập tiếng việt lớp 4 trang 75, 76, 77, 78, 79 tập 2 Bài 21 - KNTT (umbalena.vn)

 

Xem thêm các Lời giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức khác:

Umbalena - Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 89, 90, 91, 92 Bài 19 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 93, 94, 95. 96, 97 Bài 20 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 102, 103, 104, 105 Bài 22 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 106, 107, 108 Bài 23 - KNTT (umbalena.vn)