Tin tức & Sự kiện

3 BÍ QUYẾT DẠY CON TỰ LẬP - BỐ MẸ KHÔNG CẦN PHẢI HẤP TẤP

3 BÍ QUYẾT DẠY CON TỰ LẬP - BỐ MẸ KHÔNG CẦN PHẢI HẤP TẤP

Là bố mẹ, ai cũng mong con chóng tự lập, vững vàng trên những bước chân đầu đời. Tuy nhiên, có lẽ do nôn nóng, muốn bảo bọc nâng niu con từng chút, bố mẹ vẫn hay vô tình “lấy mất đi” nhiều cơ hội cho con tự lập đúng cách.

Con ngày một lớn, rèn phẩm chất tự lập lại càng chẳng thể chậm trễ. Là bố là mẹ càng phải kiên định, “sửa soạn cho con bước ra thế giới, chứ không sửa soạn thế giới cho con”.

Trẻ sẽ không thể tự giải quyết các vấn đề của cá nhân khi thiếu hụt những bài học tự lập được chăm chút từ bố mẹ. Khi sự kiên định song hành cùng tình yêu và phương pháp khoa học, bố mẹ sẽ vạch ra được hướng đi đúng đắn trong hành trình nuôi dạy con ngày một cứng cáp và vững vàng. Hãy bắt đầu với 3 bí kíp rất nhỏ nhưng lại là cốt lõi sau đây bố mẹ nhé! 

1. TRAO CON QUYỀN TỰ QUYẾT 

Phần lớn phương pháp nuôi dạy trẻ tự lập đều nhận định rằng, bố mẹ đừng nên quá cứng nhắc, buộc con phải nghe theo những chọn lựa định sẵn. Mỗi bố mẹ luôn có thể đặt ra những giới hạn an toàn. Nhưng đôi khi, điều cần làm chỉ là đưa ra lời khuyên để con có thể  “tập” tự quyết định những lựa chọn cho riêng mình, dù quyết định đó đôi lúc khá kỳ quặc và ngô nghê.

Bố mẹ cho phép con làm quen với việc tự do quyết định ở mức độ nào đó trong các khía cảnh nhỏ chẳng hạn như chọn mặc bộ áo quần con thích hay món ăn nhẹ vào buổi tối chính là bước khởi đầu trong chuyến hành trình tự lập con phải đi.

Trong câu chuyện “Đồ cũ của bé”, bạn Cún đã có những quyết định đầu tiên trong cuộc đời về cách bạn ấy “cho đi và giữ lại” sau một hồi đắng đo nghĩ suy thật nhiều, Cún cũng đã học được cách quyết định và cảm thấy bản thân mình trưởng thành rất nhiều, mời các bé cùng dõi theo câu chuyện ý nghĩa, gần gũi này để trưởng thành cùng bạn Cún nhé.

2. TIẾT HỌC VỀ TÌNH BẠN - BÀI HỌC “VỠ LÒNG” CHO TÍNH TỰ LẬP

Khi con bé, con sẵn sàng kết giao. Cùng độ tuổi, các con sẽ có cách giao tiếp, thấu hiểu với nhau mà đôi khi bố mẹ chẳng thể thay thế được. 

Hành trình tự lập cũng bắt đầu khi con biết tự kết bạn, “thành lập” các sợi dây quan hệ “bé nhỏ” trong cuộc sống, từ đó dang rộng vòng tay để nhận lấy thêm những bài học về về sự cảm thông và sẻ chia. 

Tiến sĩ tâm lý học Susan Bartell đã nói rằng: “Trẻ lên 3 chưa biết cách chia sẻ cảm xúc của mình nhưng sự nhận thức về cảm xúc của người khác bắt đầu phát triển. Để dạy trẻ tự nhận thức, sống tình cảm tâm lý và biết quan tâm, tình bạn chính là người thầy dạy con từng chút một điều đó.”

>> Xem thêm: Những tựa sách tình bạn đánh thức tâm hồn nhỏ biết yêu thương

Bộ sách chủ đề tình bạn Umbalena gợi ý trên đây có thể giúp con đánh thức những rung cảm thiêng liêng và bản năng tự lập từ những mối quan hệ đầu tiên trong đời.

3. LUÔN NHẮC CON NHỚ: CON CẦN HIỂU VÀ TÔN TRỌNG CHÍNH MÌNH

Giữa vô vàn phương pháp nuôi dạy con tự lập, cho con biết con cần thấu hiểu chính mình, thấu hiểu và tôn trọng từng cá tính, từng điểm mạnh điểm yếu, từ đó có thể học cách tự tin, tự lập để phát triển tri thức, kỹ năng chính là phương pháp hiệu quả nhất.

Umbalena gợi ý cho bố mẹ tựa sách “Nỗi buồn có màu gì?” để có thể nhẹ nhàng chuyện trò “kéo” con lại gần hơn với chủ đề này: Những trang sách khuyến khích con tôn trọng cảm xúc cá nhân và đương đầu với những nỗi buồn, tự tìm cách biến hoá chúng thành những niềm vui, sự tích cực trong cuộc sống.

 

Những chia sẻ trên đây có lẽ sẽ là một cuốn cẩm nang nhỏ với những lời tâm sự nhẹ nhàng nhưng hữu ích để các bậc cha mẹ tiếp cận với cách nuôi dạy con trở nên tự lập và hạnh phúc thật khoa học cho con phát triển toàn diện.