Tin tức & Sự kiện

NGỦ “ĐỦ” CHO CƠ THỂ VẬN HÀNH “ĐÚNG"

NGỦ “ĐỦ” CHO CƠ THỂ VẬN HÀNH “ĐÚNG"
Không khí mùa thu ngày tựu trường đã rộn rã gõ cửa từng nhà, đi cùng đó là bao phen cân não từ bố mẹ làm sao xoay sở ca sinh hoạt, ngủ nghê của con vào “đúng giấc, đúng giờ”.

Giấc ngủ thế nào là “đủ” là khoa học để cung cấp “vitamin” cho tâm trí, cơ thể? Để con tạm biệt những uể oải, cáu gắt, để tiếp năng lượng đầu ngày cho con vượt đại lộ tri thức, kỹ năng.

Sự xáo trộn mất cân bằng giấc ngủ sẽ là “hố đen” nuốt chửng toàn bộ khả năng tập trung, tư duy học hỏi của con. Năm học mới-kỳ vọng mới, rèn nề nếp trước rèn chữ, rèn tư duy sau! Điều chỉnh dần giờ giấc, thêm những “thủ tục” trước khi say giấc nồng để con nhanh chóng “vô nề, vô nếp”, hân hoan bước chân sáo tới trường cùng những thông tin khoa học chuẩn chỉnh được tìm hiểu và chắt lọc thông qua bài viết này bố mẹ nhé! 

1. Bảng khuyến nghị thời lượng giấc ngủ theo từng lứa tuổi đến từ các chuyên gia

Nhưng thực sự ngủ bao lâu là đủ để đem lại lợi ích kể trên? Và thời lượng ngủ theo từng độ tuổi như thế nào là phù hợp trên cơ sở khoa học?

Umbalena xin được chia sẻ lại một loạt các phân tích có được từ chương trình nghiên cứu “How Much Sleep Do We Really Need?” - “Chúng ta cần ngủ bao lâu là đủ?” đến NSF (National Sleep Foundation - Một tổ chức quốc gia về giấc ngủ thành lập tại Washington, D.C, Hoa Kỳ) về THỜI GIAN NGỦ KHUYẾN CÁO cho mỗi lứa tuổi: 

Để cho ra đời khuyến nghị này, hội đồng chuyên gia gồm 18 người (6 chuyên gia về giấc ngủ, 12 chuyên gia về y tế đến từ nhiều tổ chức: Học viện Nhi khoa Mỹ, Hội Lão khoa Mỹ, Hiệp hội Tâm thần và nghiên cứu phát triển xã hội Mỹ) đã được triệu tập.

Các thành viên cần mẫn xem xét hàng trăm nghiên cứu đã được xác thực về thời lượng ngủ và các kết quả sức khỏe chính như bệnh tim mạch, trầm cảm, đau và tiểu đường dựa trên ảnh hưởng của thời lượng ngủ đó.

Quá trình này mất hơn chín tháng để hoàn thành sau khi hội đồng đã trải qua một số vòng bỏ phiếu và thảo luận để thu hẹp phạm vi thời lượng ngủ cần thiết.

Các tổ chức khác, chẳng hạn như Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) và Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ (SRS) cũng đã công bố các khuyến nghị “rất trùng khớp” về thời lượng ngủ cần thiết cho người lớn và trẻ em.

Theo bảng khuyến nghị chính thức này:

Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): ngủ từ 14-17h (trước đây là 12-18h).

Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): ngủ từ 12-15h (trước đây là 14-15h).

Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): ngủ từ 11-14h (trước đây là 12-14h).

Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): ngủ từ 10-13h (trước đây là 11-13h).

Trẻ em ở tuổi đi học (6-13 tuổi): ngủ từ 9-11h (trước đây là 10-11h).

 

(Nguồn ảnh: https://www.sleepfoundation.org/how-sleep-works/how-much-sleep-do-we-really-need)

Charles Czeisler, Chủ tịch Hội đồng quản trị của NSF, cho biết: “Đây là lần đầu tiên một tổ chức chuyên nghiệp đã đưa ra khuyến cáo cho từng độ tuổi cụ thể dựa trên một nghiên cứu nghiêm ngặt, tổng quan hệ thống của tài liệu khoa học trên thế giới liên quan đến thời gian ngủ đối với sức khỏe, hiệu quả và an toàn”

Max Hirshkowitz, Chủ tịch Hội đồng tư vấn khoa học NSF, nói thêm: “Mọi người có thể tự tin rằng những khuyến nghị này đại diện cho sự hướng dẫn tốt nhất cho thời gian ngủ và sức khỏe”.

David Cloud, Giám đốc điều hành tổ chức NSF, cho hay: “Công bố này sẽ giúp mỗi người đưa ra lịch trình giấc ngủ thích hợp, lành mạnh. Ngoài ra, đây là thông tin đầu tiên chúng ta cần cung cấp cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào”.

Cụ thể, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, trí thông minh và chỉ số cảm xúc của trẻ. Với trẻ lớn hơn, nhiều nghiên cứu cho thấy giấc ngủ còn ảnh hưởng đến sự tập trung học tập, hoạt động nhận thức, tâm trạng, khả năng tiếp thu kiến thức ở trẻ. 

Vì vậy, nắm được các khuyến nghị chung về lượng giấc ngủ con cần chính là bước đầu tiên. Sau đó, dựa trên phản ánh nhu cầu cá nhân của con như mức độ hoạt động và sức khỏe tổng thể để áp dụng thật tối ưu các mẹo ngủ lành mạnh để con có thể thực sự có được giấc ngủ trọn vẹn theo khuyến cáo, chuẩn bị tâm thế đón năm học mới bắt đầu thật đơn giản và thích thú.

2. Thư giãn tâm hồn - Gia tăng chất lượng giấc ngủ nhờ khoảng thời gian đọc sách trước khi say giấc

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tạo thói quen đọc sách, nghe truyện trước giờ đi ngủ đồng nhất mỗi ngày sẽ nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp con ngủ ngon và sâu giấc bên cạnh thời lượng đủ như nghiên cứu kể trên.

Truyện kể trước giờ ngủ luôn là lời ru ngọt ngào nhất nuôi dưỡng tâm hồn, tác động trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, trí não và tinh thần con vào hôm sau. Những mẩu chuyện gần gũi đậm chất trẻ thơ như lời ru nhẹ dịu dỗ con chìm vào giấc ngủ sâu, giúp con thả lỏng tâm trí và nuôi dưỡng tâm hồn.

Khoảng thời gian trước lúc chìm vào giấc ngủ chính là thời điểm vàng để từng câu chữ, từng bài học len lỏi vào tâm trí bé nhỏ, đặc biệt thông qua thính giác! Lắng nghe câu chuyện ấm áp bằng nhịp điệu êm ái giúp con thả lỏng tâm trí để dễ dàng hấp thụ những kiến thức mới đồng thời phát huy trí tưởng tượng, óc phán đoán và khả năng ghi nhớ.

Cùng con nghe ngấm trước giờ đi ngủ không những cho con giấc ngủ ngon mà còn là sợi dây kết, tạo sự gần gũi thấu hiểu giữa ba mẹ với thành viên nhỏ sau ngày dài bộn bề với công việc.

“Lời ru” đặc biệt từ Umbalena -  Tính năng nghe ngấm cùng chuyên mục “Truyện kể trước giờ đi ngủ” chính là liệu pháp đơn giản mà hữu hiệu cho giấc ngủ để tiếp bước bên con trên những bước tiến vượt trội trên hành trình phát triển toàn diện. 


Tặng con chiếc đồng hồ sinh học quý giá là kiến thức về giấc ngủ được nghiên cứu tường tận cùng bố mẹ thêm vài phút đọc sách đọc truyện cho con vẽ nên thói quen tốt cho giấc ngủ ngon đem lại tương lai ngọt ngào, bố mẹ nhé!

 

>>Nguồn tham khảo

How Much Sleep Do We Really Need?

National Sleep Foundation’s sleep time duration recommendations: methodology and results summary - ScienceDirect

Recommended Amount of Sleep for a Healthy Adult: A Joint Consensus Statement of the American Academy of Sleep Medicine and Sleep Research Society

Recommended Amount of Sleep for Pediatric Populations: A Consensus Statement of the American Academy of Sleep Medicine

Sleeping hours: what is the ideal number and how does age impact this? | NSS

Healthy Sleep | MedlinePlus