Tin tức & Sự kiện

Nắm bắt nỗi sợ của trẻ theo từng độ tuổi

NẮM BẮT NỖI SỢ CỦA TRẺ THEO TỪNG ĐỘ TUỔI

 

Trẻ nhỏ đôi khi có những nỗi sợ hãi riêng và điều này hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc cha mẹ hiểu và giúp trẻ nhỏ vượt qua những nỗi sợ này là rất quan trọng để trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn.

Trẻ sơ sinh: giai đoạn 0-2 tuổi

Sợ người lạ: Trong giai đoạn từ 8-9 tháng, trẻ nhỏ đã có khả năng nhận diện gương mặt những người gần gũi với mình (theo KidHealth)(*). Do đó, bé thường sẽ sợ người lạ. Phản ứng dễ thấy nhất ở trẻ chính là khóc hoặc níu về phía ba mẹ. Sự lo lắng khi xa cha mẹ mạnh nhất bắt đầu từ 6 đến 8 tháng tuổi, theo nhận định của nhà tâm lý học Dawn Huebner. Điều này là điều tốt: Khi trẻ tập đi, theo bản năng sự cảnh giác người lạ sẽ giúp trẻ không đi quá xa.

Sợ tiếng ồn: Trẻ sơ sinh chưa có hệ thống giác quan hoàn thiện, do đó những âm thanh lớn đột ngột sẽ làm cho trẻ giật mình và khóc - Theo lời của Tiến sĩ Huebner. Một số tiếng ồn thường gặp như: sấm chớp, còi xe, tiếng xả nước toilet công cộng,...

Bố mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?

  • Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại Viện Child Mind ở New York City cho rằng từ khóa quan trọng nhất là sự an ủi. An ủi trẻ nhỏ hoặc trẻ còn rất nhỏ bằng cách nói: "Không sao đâu, con an toàn, ba/mẹ ở đây!". Bố mẹ hãy ôm và nói những lời dịu dàng để giúp con cảm thấy an toàn.

  • Hãy giữ bình tĩnh, cố gắng kiềm chế cảm xúc về vấn đề này. Nếu bé cảm nhận được rằng bố mẹ đang bực tức, điều đó chỉ làm tăng thêm cảm xúc tiêu cực trong bé.

 

Trẻ mẫu giáo: giai đoạn 3-4 tuổi

Nỗi sợ động vật: Ở độ tuổi này, khi trí tưởng tượng của bé được phát triển mạnh mẽ, những suy nghĩ về những người bạn thú cưng trong nhà như chó, mèo cũng có thể khiến trẻ sợ hãi.

Bóng tối: Với sự phát triển của khả năng quan sát và nhận biết của trẻ, trẻ sẽ chú ý nhìn và hiểu những gì xung quanh hơn. Do đó, trong bóng tối khiến trẻ khó quan sát cùng với trí tưởng tượng của mình, bé sẽ có những nỗi sợ vô hình khi nghe thấy tiếng động hoặc nhìn thấy bóng đen và nghĩ “Đó là gì!?”. 

 

Bố mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?

  • Hãy cân nhắc giữa việc vội vàng lao vào giúp con mà để con từ từ đối mặt với nỗi sợ hãi. Ví dụ, kiểm tra cùng con xem có quái vật dưới giường không. Với sự hỗ trợ của bố mẹ sẽ giúp con cảm thấy dũng cảm hơn.

  • Đối với trẻ nhỏ sợ bóng tối, hãy đọc truyện hoặc hát cho con để con cảm thấy an toàn và được yêu thương.

Trẻ tiểu học: từ 7 tuổi trở lên

Thời điểm này trẻ đã vào bậc tiểu học, kiến thức của trẻ về môi trường xung quanh ngày càng hoàn thiện do đó nỗi sợ cũng dần thay đổi. Những nỗi sợ của trẻ sẽ đến từ những điều thực tế trong cuộc sống hơn.

Các sự kiện buồn: khi chứng kiến hay đọc qua những sự kiện xấu như tai nạn hay thiên tai trên báo đài, truyền hình, trẻ hoàn toàn có thể sợ hãi vì đã nhận biết được sơ bộ mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Các mối đe dọa từ thực tế: Bất kì những yếu tố khiến trẻ cảm thấy bất an đều có thể mang lại nỗi sợ. Ví dụ như các tai nạn thương tích, thậm chí trẻ cũng dễ dàng sợ hãi nếu các mối đe dọa ấy nhắm vào những người thân mà trẻ yêu quý.

Các yếu tố kinh dị, rùng rợn: Dù đã phần nào nhận thức được thực và hư nhưng trẻ vẫn có trí tưởng tượng phong phú, những hình ảnh đáng sợ như phù thủy, ma quỷ,... từ phim ảnh hay trò chơi điện tử vẫn có thể gây ám ảnh và sợ hãi cho trẻ. Ngoài ra bé còn cảm thấy sợ về những loài động vật như rắn và nhện. Vì trẻ biết "Thực sự có một số loài động vật có thể gây hại cho chúng". Việc hiểu sự khác biệt là cách giúp con kiểm soát nỗi sợ hãi của mình.

 

Bố mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?

  • Theo nhà Tiến sĩ Chansky đề xuất, Không nên nói dối với con về những điều khó tránh khỏi. Một điều quan trọng là hãy đảm bảo cho con rằng khi điều xấu xảy ra, luôn có những người khác sẽ giúp đỡ, như lính cứu hỏa, cảnh sát, bác sĩ,...

  • Kiểm soát hình ảnh, trò chơi video trực tuyến mà trẻ em có thể xem. Một số hình ảnh không phù hợp có thể gây ra nỗi sợ cho con.

  • Giúp trẻ học cách học chủ động, biết kiểm tra sắp xếp. Hãy để con biết rằng bố mẹ tin tưởng vào khả năng của con.

Tổng kết

Trên đây Umbalena đã tổng hợp những nỗi sợ của con trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Hãy quan tâm đến con trẻ thật cẩn thận, khi phát hiện con mình đang sợ hãi điều gì, bố mẹ không nên phớt lờ, xem thường nỗi sợ của trẻ. Lâu dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ, nghiêm trọng hơn sẽ khiến cho trẻ không còn muốn chia sẻ với bố mẹ. 

Lúc này bậc cha mẹ cần lắng nghe, tìm hiểu và cùng trẻ vượt qua nỗi sợ của con dù là lớn hay nhỏ bố mẹ nhé! 


Chú thích:
(*) Kidhealth, Childhood Fears and Worries
(**) Parents, The Age-by-Age Guide to Kid Fears