Tin tức & Sự kiện

Phương pháp dạy con không “đòn roi”: Con càng lớn càng biết ơn bố mẹ!

Phương pháp dạy con không “đòn roi”: Con càng lớn càng biết ơn bố mẹ!

Đã bao giờ trong hành trình nuôi dạy trẻ bố mẹ băn khoăn rằng “Mình đã bao giờ dùng lời lẽ và hành động làm tổn thương con”. Những lần đánh mắng hay trách phạt vô ý lại dễ hình thành thói quen xấu khiến con ương bướng, rối loạn tâm sinh lý và càng có khoảng cách hơn với bố mẹ. 

Những hành động không chuẩn mực đó được chuyên gia tâm lý cho rằng chỉ khiến bé thích bạo lực, không hiểu lý lẽ và dần mất đi lòng trắc ẩn.

Để loại bỏ những hành vi không đúng đắn và thắt chặt tình cảm, “Dạy con không đòn roi” là phương pháp không bạo lực về mặt thể xác lẫn tinh thần con, bảo vệ con trước những chấn thương tâm lý để có một sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định, tạo nên tiền đề tốt cho cuộc sống sau này.

Bài viết này sẽ giúp bố mẹ chuẩn bị hành trang cho con được hạnh phúc và thành công suốt cuộc đời bằng phương pháp “không đòn roi” nhưng cũng chẳng hề nuông chiều và làm hư trẻ. 

1. Tỉnh táo với cảm xúc, nhẫn nại quan sát để yêu thương  

Khi đối mặt với những rắc rối con gây nên, bố mẹ cũng chỉ là người thường với bộn bề trăm nỗi lắng lo đôi lúc sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực ra ngoài, nếu như không kiềm chế được mà đánh mắng con sẽ dẫn tới thất bại trong việc giáo dục con nên người. 

Muốn dạy con không “đòn roi”, trước tiên cần phải tự kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh và suy nghĩ tỉnh táo. Là người lớn bố mẹ đương nhiên có những thói xấu hay những cư xử chưa phải mực, thế nhưng bên cạnh những đứa trẻ là lúc nên nhẫn nại, hạn chế thể thiện điểm xấu và không để ảnh hưởng đến thói quen và nhân cách con sau này.

Điều tiên quyết trong dạy con không đòn roi là phải luôn điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc với con trẻ

Bố mẹ cũng cần nhẹ nhàng quan sát tự hỏi: “Liệu con có sai không?”, “Sai ở điểm nào?”. Sau đó dẫn dắt con nghe theo lời từng chút từng chút một. bằng những lời dẫn dắt cởi mở hay động viên. Qua tấm gương của bố mẹ, bé cũng sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc, biết nghĩ và biết cảm thông. 

2. Đôi khi tôn trọng chính là lắng nghe và động viên con 

Là người bậc cha mẹ với tình thương vô bờ bến, bố mẹ sẽ quen với việc quyết định thay con với niềm tin đó là sự lựa chọn tốt nhất. Đây là lúc bố mẹ cần nhận ra con cũng có những suy nghĩ, những cách giải quyết và con cũng tin đó là điều tốt nhất. 

Hãy giúp con ghi nhận những ý kiến rồi cả nhà ta cùng bàn luận để chia sẻ, hiểu thấu và gắn kết hơn. Khi hiểu rõ con muốn gì, hãy cho con thấy sự đồng cảm và từ tốn giải thích vì sao bố mẹ lại yêu cầu khác với mong muốn của con, tất cả là vì con. Sự kết nối này sẽ giúp hình thành nên tính cách tốt đẹp cho trẻ, giúp con dễ dàng bước chân vào đời với thật nhiều người yêu quý hơn.

3. Dùng từ “nên” và “không nên”

Việc bố mẹ yêu cầu không được làm gì đó sẽ khiến não bộ của trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin. Thế nên bố mẹ hãy đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng, không dùng từ nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc tiêu cực. Thay vì nói “Đừng vứt đồ chơi lung tung”, bố mẹ hãy nói rằng “Con nên bỏ đồ chơi vào thùng đồ chơi cho gọn gàng nhé”.

4. Khen ngợi và không chỉ trích

Bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào những đứa trẻ là điều vô cùng dễ hiểu. Vì con là niềm tự hào của bố mẹ. Nhưng đôi lúc sẽ tạo áp lực vô hình, khi thất bại hoặc phạm phải sai lầm, con thường sợ bị chỉ trích. 

 

Trong thực tế, ai cũng mắc phải sai lầm và việc chỉ trích không làm cho mọi chuyện tốt hơn. Do đó, trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ nên dành lời khen cho những hành động cụ thể. trẻ sẽ nỗ lực hoàn thành tốt mọi việc trong lần sau.

 

Làm cha mẹ chưa bao giờ là dễ dàng. “Dạy con không đòn roi” chẳng phải là phương pháp đơn giản, đòi hỏi bố mẹ phải cực kỳ nhẫn nại và đầy ắp yêu thương. Đó luôn là “công việc” thiêng liêng và đáng tự hào nhất thế gian. Umbalena chúc cho bố mẹ luôn giữ một “trái tim nóng” và “cái đầu lạnh” trong mọi hành động và lời nói để mang lại sự giáo dục tốt nhất cho con không chỉ ở hiện tại mà còn cho tương lai sau này.