Giáo dục giới tính: Độ tuổi nào con sẵn sàng?
Giáo dục giới tính: Độ tuổi nào con sẵn sàng?
Là vấn đề khó nói, giáo dục giới tính trẻ em luôn là câu chuyện được nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất. Với hàng loạt sự việc xâm hại trẻ em được phanh phui trên truyền thông, phụ huynh ngày nay luôn ở trong nỗi nơm nớp lo sợ và bất an. Điều này đặt ra thách thức làm thế nào cung cấp thông tin về giới tính mà không gây xáo động đến tâm hồn trẻ con trong sáng đầy non nớt? Đặc biệt giúp các con học được cách bảo vệ cơ thể bản thân, chống lại các hành vi xâm hại. Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi, con cần hiểu về “giới tính” theo những cách khác nhau.
Bài viết sẽ cung cấp các kiến thức cởi mở và dễ hiểu về quy luật phát triển nhận thức để bố mẹ lựa thời điểm và cách tiếp cận phù hợp giúp con ý thức hơn về vấn đề này.
1. 2 tuổi - Con bắt đầu ý thức về giới tính, tại sao cơ thể người nam và người nữ lại khác nhau?
Nhiều bố mẹ cho rằng ở độ tuổi này con chưa cần biết về giới tính, đó lại là điều hoàn toàn sai lầm. Nền tảng vững chắc nhất để phòng chống xâm hại chính là sự giáo dục về cơ thể vững vàng ngay khi con còn nhỏ.
Phòng chống xâm hại chính là sự giáo dục về cơ thể vững vàng ngay khi con còn nhỏ.
Phụ huynh có thể giúp con nhận biết tên gọi (hoặc từ lóng) và chức năng của các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Sử dụng tên giúp con giao tiếp tốt hơn với bất kỳ vấn đề sức khỏe, chấn thương hoặc lạm dụng nào. Nó cũng giúp trẻ hiểu rằng những bộ phận này cũng bình thường như bất kỳ bộ phận nào khác, điều này thúc đẩy sự tự tin và hình ảnh cơ thể tích cực.
Hầu hết trẻ hai tuổi đều biết sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên bố mẹ nên sử dụng từ ngữ, hình ảnh đơn giản làm sao cho con dễ hiểu nhất.
2. 3 tuổi trở lên - Con tò mò về quá trình tạo nên sự sống.
“Bố mẹ ơi, con từ đâu tới?”
Với câu hỏi này, bố mẹ hãy trả lời thẳng thắn thay vì lảng tránh rằng con được nhặt ở bên ngoài hay chui ra từ lỗ rốn.
Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và sự quan tâm của bé, bố mẹ hãy kể những câu chuyện về sinh nở với những khái niệm cơ bản nhất: “Để có con trên đời, đó là sự góp sức từ tình yêu của bố (tế bào/tinh trùng) và mẹ (tế bào/trứng) cuối cùng tạo nên “hạt mầm” là con. “Hạt mầm” sẽ dần lớn lên trong tử cung/bụng của mẹ. Con là kết tinh từ tình yêu của bố mẹ, bố mẹ yêu con rất nhiều!”
3 tuổi - Con tò mò về quá trình tạo nên sự sống
Con ở độ tuổi này, bố mẹ cần phải thẳn thắng và kiên nhẫn để trẻ có thể hiểu ba mẹ là nơi đáng tin cậy để dễ dàng “gửi gắm”. Ba mẹ có thể tham khảo một số sách truyện về giới tính giải đáp cho con các thông tin cần thiết một cách sinh động.
Để lựa chọn nguồn sách phù hợp, ba mẹ có thể tham khảo một số tựa sách trên Umbalena - Thư viện sách số dành cho bé nhé!
- “Vì sao con sinh ra?” - Cuốn sách là một sự lựa chọn rất hay cùng câu trả lời tinh tế từ mẹ.
3. Từ 4 tuổi - con ý thức việc giữ an toàn cơ thể, phòng chống xâm hại.
Đã đến lúc con cần hiểu sâu hơn về những vấn đề, quy ước xã hội cơ bản quyền riêng tư con người, sự tôn trọng dành cho những người khác trong các mối quan hệ.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần hướng dẫn con những việc con phải làm nếu con bị đụng chạm với ý đồ xấu. Sẽ chẳng có gì đáng lo với một cái ôm của người thân, cái đập tay ăn mừng của bạn - những hành động cho con sự vui vẻ và gắn kết. Nhưng không ai được chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể con, hành động hoặc cử chỉ làm tổn thương cơ thể hoặc cảm xúc của con: đá, đẩy, đấm, cấu véo, những đụng chạm không mong muốn: một cái ôm khi con đang khước từ hoặc một người lạ chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể (ngoài trừ bố mẹ và người chăm sóc sức khỏe)
Con ý thức việc giữ an toàn cơ thể, phòng chống xâm hại.
Hãy giúp con thực hành cách nói “không” kiên quyết và lịch sự trước những đụng chạm không mong muốn, sau đó con hãy tìm người để trợ giúp con khi cần.
Khi con lớn hơn, bố mẹ cần dạy con cách sử dụng máy tính và thiết bị di động an toàn. Trẻ em trong độ tuổi này nên bắt đầu học về sự riêng tư, ảnh khoả thân và tôn trọng người khác trong bối cảnh kỹ thuật số.
Bài viết này là món quà nhỏ tuyệt vời mà Umbalena gửi tặng các bố mẹ. Với ngôn ngữ diễn đạt đơn giản, dễ hiểu và cởi mở, bài viết này đưa những lời khuyên hữu ích chắc chắn sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị thích ứng tốt nhất để bảo vệ con trước những tình huống lạ lẫm, rủi ro khó lường.