Tin tức & Sự kiện

Làm thế nào để rèn luyện trí tuệ cảm xúc (EQ) trong con?

Làm thế nào để rèn luyện trí tuệ cảm xúc (EQ) trong con?

Đa số bố mẹ hẳn không ít lần đau đầu vì những biểu hiện cảm xúc thiếu kiểm soát ở con để rồi bất lực nghĩ “cha mẹ sinh con trời sinh tính”.

Nhiều năm nay, hầu hết phụ huynh đều chỉ quan tâm đến chỉ số thông minh (IQ) để hướng đến sự thông minh, học giỏi ở trẻ, tuy nhiên EQ lại là trí tuệ cần thiết đi cùng con suốt cuộc đời, tạo dựng hạnh phúc và cho con cuộc sống cân bằng.

Có nên rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con từ bé? Làm cách nào để bồi đắp nguồn trí tuệ ấy?

Có quá nhiều câu hỏi từ bố mẹ và lối đi tươi sáng nho nhỏ mà Umbalena dành tặng đó là bài viết này. Để nuôi dạy con thông minh, hạnh phúc và thành công, đây là bài viết bổ ích mà các bố mẹ đang cần. 

1. Giúp con tự nhận thức về cảm xúc.

Nhận biết và gọi tên cảm xúc là bước đầu trong việc học cách đối mặt với những xúc cảm cá nhân: Cảm xúc là gì? Con có những cảm xúc nào? Có thể làm gì với loại cảm xúc ấy? Cảm xúc trong con mạnh, yếu ra sao? 

Để con nhận biết, bố mẹ hãy làm mẫu bằng những cách đơn giản, cho con tiếp xúc với sách ảnh diễn tả cùng câu từ nhẹ nhàng, sinh động phù hợp với mức độ cảm nhận, tăng tương tác giữa con và bố mẹ để con hiểu ra nhiều cảm xúc vốn dĩ trừu tượng.

 

Nếu con bắt đầu òa khóc khi tạm rời xa món đồ chơi con yêu, mẹ hãy để con được trải nghiệm trọn vẹn cảm xúc lúc ấy để con có cơ hội tự nhận thức đó là cảm xúc “buồn”. 

2. Để con hiểu và tự chấp nhận

Sau khi con biết tự nhận thức, bài học tiếp theo đó là tự chấp nhận. Chấp nhận những tình cảm, cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến việc con có trở thành người hạnh phúc hay không.

Hãy dạy con dũng cảm chấp nhận những hạn chế và điểm không hoàn hảo. Chỉ khi hiểu được tại sao lại có những cảm xúc ấy, con mới có thể khắc phục những điểm chưa tốt để quản lý cảm xúc của mình. Nếu nhược điểm cảm xúc của con khó mà nhanh chóng sửa đổi, bố mẹ hãy dạy con chấp nhận sự và học cách nhận lỗi.

Trong tương lai, điều này sẽ dạy con rằng có những cảm xúc bất chợt không thể kiểm soát nhưng chúng có thể được kiềm chế cách thể hiện ra bên ngoài.

Từ đó con tự do biểu đạt và đáp lại những xúc cảm, biết tự lắng nghe, cảm thông và sẻ chia, cư xử hợp lý để hòa đồng với tập thể. 

Muốn làm được điều này, ngay cả cha mẹ cũng cần tấm gương để bé con học tập. Nếu bố mẹ khó trải lòng và giáo dục con những lĩnh vực này thì sách hoàn toàn có thể là một người bạn thân thương giúp trẻ không có tâm lý kháng cự và còn tiếp thu dễ dàng hơn đấy.

Để lựa chọn nguồn sách phù hợp, ba mẹ có thể tham khảo một số tựa sách giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc trên Umbalena - Thư viện sách số dành cho bé nhé!

  • “Phép cộng yêu thương” - Cùng con học làm toán, học những biểu cảm, bày tỏ yêu thương gửi đến người thân
  • “Đồ cũ của bé” - Cùng con làm nhiều việc ý nghĩa tưởng như đơn giản mà trọn vẹn tình người
  • “Hạnh phúc của Cho Cho” - Cùng con trải qua khoảnh khắc một ngày dài với cảm xúc từ vui vẻ, hào hứng đến bất ngờ và nhiều cảm xúc khác lạ khác qua câu chuyện của bạn Cho Cho.

3. Dạy con hiểu giá trị của cảm xúc cá nhân.

Khi chẳng thể hiểu được giá trị cảm xúc của riêng mình, con sẽ tự ti, yếu đuối, sợ hãi, nhút nhát và không dám thể hiện bản thân.

Nếu bài học này quá khó, bố mẹ có thể giúp con bằng cách công nhận bản thân, dạy con ứng xử đúng đắn trong những tình huống hằng ngày để giải tỏa cảm xúc, định hướng cách suy nghĩ tích cực giúp con mạnh mẽ, tự chủ hơn.

Hãy trao cho con đặc quyền thể hiện những xúc cảm trong việc chọn lựa trang phục, thể hiện sự thích thú với món ăn con yêu hay cảm mến với món đồ chơi quen thuộc, tự chọn môn ngoại khóa mà con hết mình đeo đuổi,...Bố mẹ đừng o ép quá đà, sắp đặt, gò bó cảm xúc của con nhé!

Bằng cách đó, bố mẹ từng bước giúp con thấu hiểu về giá trị bản thân, cho con nền tảng của sự thành công, hạnh phúc, biết kiểm soát bản thân, tự chủ, nhạy bén trong các mối quan hệ.

 

 

Con cần rèn luyện trí tuệ cảm xúc để cuộc sống cân bằng hơn, mà cha mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong việc bồi đắp trí tuệ cảm xúc ấy. Umbalena hy vọng bài viết sẽ đem đến cho phụ huynh những giải pháp cụ thể, cách nhìn sâu sắc, rõ ràng về trí tuệ cảm xúc ở con và cách bồi đắp cảm xúc tích cực, thái độ sống lạc quan cho con. Điều này sẽ tạo cho con một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống làm nên thành công, hạnh phúc trong tương lai.