90% tính cách con phụ thuộc vào cách chuyện trò từ bố mẹ
90% tính cách con phụ thuộc vào cách chuyện trò từ bố mẹ
Ngôn từ là tuy là thứ vô hình vô lượng nhưng có sức ảnh hưởng đến tinh thần và tính cách vô cùng lớn lao, đặc biệt là lúc chuyện trò với những “mầm non nhỏ”.
Urako Kanamori - một bác sĩ tâm lý, nhà tâm lí học lâm sàng đã từng nói rằng: “90% trẻ thông minh nhờ cách trò chuyện đúng đắn của cha mẹ”. Vậy vì sao ngôn từ và cách trò chuyện của bố mẹ lại ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách ở con đến thế? Liệu bố mẹ có cần thay đổi để nuôi dạy con tốt hơn?
Những câu nói nào nên thường xuyên “thủ thỉ” cùng bé? Tất cả nội dung này gói gọn trong bài viết dưới đây mà Umbalena muốn nhắn gửi đến bố mẹ trong công cuộc nuôi con thành công.
1. Tính cách con sẽ thay đổi khi bố mẹ thay đổi
Để yêu thương con trẻ, bố mẹ phải yêu thương chính mình và cuộc sống thể hiện trong từng lời nói, cử chỉ, hành động con quan sát mỗi ngày.
Chỉ khi bố mẹ tự tin trong từng con chữ mới có đủ tự tin để yêu thương và bao dung, nuôi con trưởng thành.
Hãy giữ vững thái độ, hành động làm gương bởi bố mẹ chỉ cần thay đổi ngôn ngữ hoặc thái độ tích cực, đúng đắn hơn một chút xíu, con có thể nhìn thấy tương lai tươi sáng ở phía trước.
Nếu bố mẹ gặp khó khăn trong việc kiểm soát những lời nói, xúc cảm bất chợt, hãy đi tìm nguyên nhân trước khi đi tìm giải pháp, nhìn nhận lại bản thân trước khi bước vào quá trình nuôi dạy con cái.
2. Thay đổi câu cửa miệng khi nói cùng con.
Umbalena hiểu rằng bố mẹ sẽ đôi chút bối rối trong từng hợp và cần thời gian thích nghi với những cách trò chuyện mới, hãy thay đổi từng chút một vì con nhé!
Thay vì nói “Phải”, “Cần” bố mẹ hãy thay bằng “Làm thế nào nhỉ?”. Đừng vội bảo “Sao con không dọn dẹp”, “Con phải đi dọn dẹp ngay đi” bố mẹ hãy thủ thỉ tâm tình với “bạn ấy”: “Cái này làm thế nào được con nhỉ”, “Con này, mẹ yêu con, con nghĩ mình nên làm cái này thế nào...”
Tạm biệt những câu mệnh lệnh khiến con áp lực: “Nhanh lên không là con muộn học đấy”. Bố mẹ hãy để con tự suy xét và thay đổi và hành động, từ cách đặt vấn đề, bố mẹ đã giúp con tự lập, biết tư duy và giải quyết vấn đề của mình.
3. Các giai đoạn giao tiếp hình thành tính cách con.
Ở tuổi lên ba con cần được yêu thương và giáo dục đủ đầy để trở thành người biết quan tâm.
Đến sáu tuổi con cần nắm được những phép tắc chào hỏi, cách cầm đũa, giao tiếp trong bữa ăn.
Đến chín tuổi con sẽ học cách sử dụng từ ngữ sao cho không thất lễ với mọi người xung quanh.
12 tuổi là thời điểm con cần trang bị những kỹ năng học chữ, tính toán hay ngôn từ qua thư. Cho đến năm 15 tuổi, nếu con chẳng thể tự hiểu được bản chất vấn đề và tư duy giải quyết bằng lý trí, con sẽ chẳng thể trưởng thành đầy mạnh mẽ và quyết đoán trong tương lai.
Tuy chưa thể nói sành sỏi, chưa đủ khả năng để nhận biết hết các vấn đề nhưng khả năng quan sát và “bắt chước” từ bố mẹ luôn được hình thành từ lúc con mới lọt lòng, bài học về ngôn từ và chuyện trò là bài học vỡ lòng với cả bố mẹ lẫn con nhỏ, vì tính cách hay lời nói của trẻ không tự nhiên mà có, đó là kết quả của cả một hành trình dài từ lắng nghe, thực tập đến giải quyết vấn đề.
Bài viết này tổng hợp những nội dung về cách dạy con qua trò chuyện một cách xúc tích, đơn giản và dễ hiểu mà Umbalena nhắn gửi đến hầu hết phụ huynh với mong ước ngày một có nhiều phụ huynh nuôi dạy con thông minh và dễ dàng hơn.