Tin tức & Sự kiện

7 giai đoạn “vẽ đường” tương lai cho con vượt trội về ngôn ngữ

7 giai đoạn “vẽ đường” tương lai cho con vượt trội về ngôn ngữ 

Tình yêu và thói quen đọc của con phụ thuộc rất nhiều vào sự thấu cảm và nắm bắt giai đoạn đọc của trẻ từ bố mẹ. 

Cuộc phiêu lưu khám phá các giai đoạn đọc là vô cùng mênh mông nhưng là bố mẹ, hãy kiện trì mỗi bước chân để có thể đồng hành, nuôi dưỡng con vượt trội cả kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và sáng tạo.

Các giai đoạn này là gì mà quyết định sự yêu thích và hào hứng của con? Nhờ vào nhận biết các giai đoạn đọc bố mẹ có thể theo dõi sự tiến bộ và lựa chọn nguồn ngữ liệu hợp lý như thế nào? 

Bài viết này chia sẻ với bố mẹ các giai đoạn đọc theo kinh nghiệm của Julio Alvarado để chiến thắng khát vọng cho con vượt trội ngôn ngữ từ sớm. Vậy không có lý do gì để bố mẹ bỏ qua bài viết này nhỉ?

1. Công nhận

Trẻ thơ cần có cảm tình, sự say mê để bước những đôi chân chập chững vào hành trình thú vị từ nhận dạng các ký hiệu ngôn ngữ cho đến chữ cái và từ.

Ở giai đoạn “vỡ lòng”, bố mẹ đừng ngại cho con tiếp xúc nhiều với sách để con hoàn toàn thoải mái với “người bạn” này nhé! 

Trẻ cần có cảm tình, sự say mê để bước vào hành trình đọc

Hãy lựa chọn “người bạn” mà con thích thú nhất từ tấm bìa đến nhân vật hay sắc màu hút hồn con ngay từ cái nhìn đầu.  

2. Đồng hóa

Nhận thức của bé con đi từ mắt nhìn đến sự tiếp nhận của não dưới dạng kích thích thần kinh.

Đây là giai đoạn con tập trung “làm việc” với ngôn từ dưới mọi góc nhìn, ở mọi giác quan, liên kết các mối quan hệ giữa con chữ, hình ảnh và thanh âm.

Hãy để con mở rộng tư duy qua tiếp xúc hình ảnh, âm thanh kết hợp với mặt chữ 

Bố mẹ hãy để con tự mở rộng tư duy qua tiếp xúc hình ảnh, âm thanh kết hợp với mặt chữ nhé. Những âm thanh, vần điệu, hình ảnh tươi vui hồn nhiên trong cuốn sách có thể làm con cảm thấy thoải mái và an toàn. 

3. Nội tâm

Những thói quen khi con đọc dần hé mở ở bước này, con vượt qua rào cản ngôn ngữ và biết cách dự đoán, liên kết các yếu tố mà con cảm nhận được để tự mình truy tìm ý nghĩa.

Bố mẹ có thể tận dụng một vài chiến thuật nhỏ bằng trò chơi dự đoán từ qua các bức tranh, thảo luận về bối cảnh để con hiểu rõ hơn các tình tiết và thông điệp của mạch câu chuyện.

4. Ngoại khóa

Ở quá trình này con sẽ liên kết những trải nghiệm thường nhật với bao điều hay con đọc, mang lại cho câu chuyện một cảm nhận mới.

Con liên kết những trải nghiệm thường nhật với kiến thức con đọc

Con thường thích đọc theo chuỗi sự kiện, theo dấu hành trình của nhân vật. Đây là tín hiệu khả quan của sự phát triển của kỹ năng đọc.

Bố mẹ hãy chọn những cuốn sách có nội dung gần gũi hoạt động thường ngày, cho con đọc lặp lại, đọc theo tuyển tập và hỗ trợ “thiên thần nhí” khi gặp những thuật ngữ phức tạp nhé!

5. Giữ chân

“Giữ chân” là khi những bài học đáng quý, những ý niệm ngôn ngữ bắt đầu lưu trữ trong “dung lượng” não bộ nhỏ bé của con.

Điều tuyệt vời nhất bố mẹ làm là giúp con tô đậm, đánh dấu những dữ liệu quan trọng theo cách con dễ lưu tâm nhất.

6. Ký ức

Khi thông tin được lưu trữ vào bộ não nhỏ nhắn ấy, con có thể nhớ trong thời gian dài và phức tạp hơn đấy! 

Từ ấy, con tự tin hiểu biết sâu rộng và chủ động đọc sách độc lập, là bước đà động lực cho con tiếp cận với mọi quan điểm và mọi góc nhìn.

Bố mẹ hãy nắm bắt năng lực của trẻ trong việc sử dụng các chiến thuật để giải thích hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ, khơi lại trong trí nhớ bằng cách ôn lại các nội dung đọc qua các câu hỏi đáp thú vị nhé!

7. Truyền thông

Đâu chỉ có đôi cách để diễn giải một bài đọc hay một mẩu chuyện động lòng, con có thể tạo câu chuyện sáng tạo duy nhất từ những gì con đọc và cảm nhận.

Bố mẹ hãy khuyến khích con tạo ra phiên bản tóm tắt để sẻ chia những “niềm vui” tri thức với những người thân yêu bên con nhé!

 

Khi nắm bắt được các giai đoạn này bố mẹ sẽ có thêm thông tin hữu ích định hướng cho con đọc cũng như trong việc lựa chọn sách và ngữ liệu.

Hy vọng rằng những mong ước, những mục tiêu cho con đọc từ sớm đều trở thành hiện thực mặc dù đây là hành trình có cả sự hân hoan và đôi khi là chán nản. 

Hãy đọc cùng con, hào hứng, say mê và cả trải nghiệm cùng con qua các giai đoạn, cố gắng hết sức để hiểu và trở thành những người mà con có thể gửi gắm niềm tin, nuôi dưỡng con thành một đứa trẻ vượt trội ngôn ngữ bố mẹ nhé!