Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 122, 123, 124, 125 Bài 28 - KNTT

 

Kết nối tri thức_Tiếng Việt 3_Tập 2_Bài 28_Những điều nhỏ tớ làm cho trái đất

 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 122, 123, 124, 125 Bài 28 : Những điều nhỏ tớ làm cho trái đất đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

 

Đọc

 

Nêu những việc làm của con người để bảo vệ Trái Đất.

 

 

Trả lời:

 

Những việc làm của con người để bảo vệ Trái Đất là: trồng nhiều cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định, gom và phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt,...

 

 

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 123 :

 

Bài viết nhắc đến mấy điều mọi người cần làm cho Trái Đất? Đó là những điều gì?

 

Trả lời:

 

Bài viết nhắc đến 3 điều mọi người cần làm cho Trái Đất. Đó là không vứt rác bừa bãi, không dùng túi ni lông, không lãng phí đồ ăn.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 123 :

 

Vì sao mọi người cần làm những điều đó?

 

Trả lời:

 

Mọi người cần làm những điều đó để hạn chế tối đa việc làm ô nhiễm môi trường, chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống chúng ta.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 123 :

 

Theo em, vì sao lại gọi đó là những điều nhỏ?

 

Trả lời:

 

Theo em, gọi đó là những điều nhỏ vì chúng ta ai cũng có thể làm được và rất dễ dàng để thực hiện.

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 123 :

 

Chúng ta có thể làm gì để cứu sinh vật biển?

 

Trả lời:

 

Để cứu sinh vật biển, chúng ta có thể làm những việc sau:

Dùng túi vải, túi giấy,... thay cho túi ni lông 

- Không xả chất thải sinh hoạt, chất thải từ nhà máy ra biển khi chưa qua xử lí

- Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là những chất khó phân hủy như nhựa, ni lông ra biển

 

Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 123 :

 

Từ bài đọc trên, em thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường?

 

Trả lời:

 

Từ bài đọc, em thấy mình cần: vứt rác đúng nơi quy định, không sử dụng túi ni lông, không lãng phí đồ ăn, giữ gìn vệ sinh trường lớp và gia đình để góp phần bảo vệ môi trường.

 

Đọc mở rộng

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 123 :

 

Đọc bài văn, bài thơ về đồ vật thông minh giúp con người trong công việc và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

 

tieng-viet-lop-3-tap-2-trang-122-2

 

Trả lời:

 

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 123 :

 

Trao đổi với bạn về nội dung bài đã đọc.

 

 

Trả lời:

 

Rô-bốt vô cùng thông minh và đa năng. Đối với những công việc nguy hiểm như khám phá những nơi có địa hình khó khăn, rô-bốt chắc chắn sẽ làm tốt hơn con người…

 

Luyện tập

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 124 :

 

Chọn dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép thay cho ô vuông.

 

tieng-viet-lop-3-tap-2-trang-122-5

 

Trả lời:

 

Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: "Kẹo bông ngon tuyệt!". Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi:

- Con có thấy đường rất sạch không?

- Đường rất sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: "Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta.".

- Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.

Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc que trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 124 :

 

Dựa vào tranh minh họa bài đọc Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất, viết một câu có sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần liệt kê.

 

Trả lời:

 

Mình đã bảo vệ môi trường bằng các cách: trồng nhiều cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nước,...

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 124 :

 

Những câu in đậm trong truyện cười sau thuộc kiểu câu gì? Hãy chỉ ra đặc điểm, công dụng của chúng.

 

tieng-viet-lop-3-tap-2-trang-122-6

 

Trả lời:

 

– Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé!

Câu trên là câu cầu khiến.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm than.

Công dụng của câu cầu khiến là dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... của người nói.

 

– Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm ạ?

Câu trên là câu nghi vấn.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm hỏi.

Công dụng của câu nghi vấn là để hỏi.

 

– Bát nào đựng tương, bát nào đụng mắm mà chẳng được.

Câu trên là câu trần thuật.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm.

Công dụng câu trần thuật nhằm kể, xác nhận, nhận định,… một sự vật, hiện tượng.

 

- Bà ơi, thể đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

Câu trên là câu nghi vấn.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu hỏi chấm.

Công dụng của câu nghi vấn là để hỏi.

 

- Trời!

Câu trên là câu cảm thán.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm than.

Công dụng của câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc.

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 125 :

 

Trao đổi với bạn về:

- Những hiện tượng ô nhiễm ở địa phương và nguyên nhân.

- Những việc em và mọi người đã làm hoặc có thể làm để khắc phục hiện tượng ô nhiễm đó.

 

tieng-viet-lop-3-tap-2-trang-122-7

 

Trả lời:

 

- Hiện tượng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khí.

- Nguyên nhân: khí thải từ xe cộ (xe máy, ô tô,...), đốt rác, sử dụng bếp than tổ ong,...

- Biện pháp khắc phục:

+ Vận động mọi người sử dụng xe đạp hoặc các phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện,...).

+ Xây dựng biện pháp răn đe, xử phạt đối với các hành vi đốt rác bừa bãi.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của bếp than tổ ong đến sức khoẻ con người và môi trường => Đổi sang sử dụng bếp gas, bếp từ,...

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 125 :

 

Viết đoạn văn ngắn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.

 

tieng-viet-lop-3-tap-2-trang-122-8

 

Trả lời:

 

Chủ nhật, em rủ Việt Hà ra công viên chơi. Tình cờ chúng em gặp được bốn bạn cùng lớp là Phát, Hoàng, Độ, Dũng. Sau khi dạo một vòng quanh công viên, chúng em lại ngồi đối diện nhau trên hai dãy ghế, ngắm nhìn cảnh vật xe cộ qua lại và kể cho nhau nghe những chuyện cười đọc được trang báo “Nhi Đồng” và “Khăn quàng đỏ”. Cả bọn cười nói rôm rả. Bỗng, Độ phát hiện thấy dưới ghế ngồi có rất nhiều vỏ chai nhựa. Độ nói: “Không biết ai vứt rác nữa?”. Hoàng nói: “Chúng mình mau nhặt bỏ vào thùng rác đi!”. Rồi cả nhóm cùng nhặt số vỏ chai nhựa bỏ vào thùng. Xong xuôi, chúng em cảm thấy rất vui vì làm được việc tốt.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 125 :

 

Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,...)

 

Trả lời:

 

Em chủ động hoàn thành bài tập.

 

Vận dụng

 

Trả lời:

 

- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên

- Hạn chế sử dụng túi nilon, thay bằng túi vải, túi giấy

- Không vứt rác bừa bãi

- Tiết kiệm thức ăn, điện, nước sinh hoạt hàng ngày…

 

>> Tìm hiểu thêm:

BÉ MỚI 2 TUỔI ĐÃ “LIA LỊA” 2 THỨ TIẾNG: BÍ QUYẾT DẠY CON CỦA BỐ MẸ VIỆT

NHẬN BIẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐỌC

 

Xem thêm Lời giải VBT Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Bài 28:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 63, 64 tập 2 Bài 28 - KNTT (umbalena.vn)

 

Xem thêm các Lời giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức khác:

Umbalena - Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 114, 115, 116, 117 Bài 26 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 118, 119, 120, 121 Bài 27 - KNTT (umbalena.vn)

Giải sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 126, 127, 128 Bài 29 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 130, 131, 132, 133 Bài 30 - KNTT (umbalena.vn)