Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 85, 86, 87, 88 Bài 19 - KNTT

 

Kết nối tri thức_Tiếng Việt 4_Tập 1_Bài 19_Thanh âm của núi

 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 85, 86, 87, 88 Bài 19: Thanh âm của núi đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.

 

Đọc

 

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như "khèn, đàn bầu, đàn t'rưng, đàn đá,...

G: Em có thể nói về hình dáng, cấu tạo, cách chơi,... nhạc cụ đó. 

Trả lời:

Bài tham khảo:

Đàn đá là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước to nhỏ và độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa.

Đàn đá cũng là một trong những nhạc cụ dân tộc thuộc vùng núi Tây Nguyên. Cũng giống như đàn T’rưng, mỗi dân tộc, bộ lạc lại có một cách chơi sáng tạo khác nhau. Như người M’nông họ buộc dây ở hai đầu đá thành chuỗi dài như đàn T’rưng và dùng gùi gõ như cách chơi đàn T’rưng. Nhưng đối với người Mạ họ lại ngồi chơi đàn đá, hai chân duỗi, một viên đá được đặt lên đùi, mỗi người đánh một âm, họ chơi tập thể giống như chơi cồng chiêng. Nhờ sự trường tồn với thời gian mà vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc văn hóa mà đàn đá được UNESCO công nhận là nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

 

Bài đọc

 

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 86 tập 1:

 

Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông? 

Trả lời:

Đến Tây Bắc, du khách được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng... Âm thanh cây khèn của người Mông có thể làm đắm say cả những du khách khó tính nhất. 

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 86 tập 1:

 

Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn.

- Vật liệu làm khèn

- Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn.

Trả lời:

Khèn của người Mông chúng tôi được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 86 tập 1:

 

Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

Trả lời:

Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông vì:

- Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. 

- Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. 

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 86 tập 1:

 

Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn? 

Trả lời:

Đoạn cuối bài đọc muốn nói những nghệ nhân thổi kèn vẫn đang miệt mài lưu giữ bản sắc văn hóa. Họ thuộc về tuyệt tác của thiên nhiên và tiếng khèn của họ sẽ sống mãi với mảnh đất nơi đây để lan tỏa vẻ đẹp này không chỉ ngày hôm nay mà còn mãi về sau.

 

Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 86 tập 1:

 

Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi. Tìm câu trả lời đúng.

  1. Nét đặc sắc của văn hoá các vùng miền trường tồn cùng thời gian. 
  2. Các nhạc cụ dân tộc thể hiện sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.
  3. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hoá quý báu, cần được lưu giữ, bảo tồn.
  4. Du khách rất thích đến Tây Bắc – mảnh đất có những nét văn hoá đặc sắc.

Trả lời:

Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi: C. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hoá quý báu,

cần được lưu giữ, bảo tồn.

Chọn C

 

Luyện Từ Và Câu

 

Luyện tập về biện pháp nhân hóa

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 87 tập 1:

 

Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào. 

 

 

Trả lời:

  1. Chim, cào cào, gió, hạt lúa. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2). 
  2. Rặng phi lao được nhân hóa bằng cách (2) và (3). 
  3. Chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2). 

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 88 tập 1:

 

Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ dưới đây? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo.

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong.

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

(Đoàn Thị Lam Luyến)

Trả lời:

Em thích hình ảnh:  

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

Tác dụng của hình ảnh đó là: 

- Giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động: bắp ngô được nhân hóa là “ông” trở nên sinh động, ngộ nghĩnh và thật gần gũi với mỗi gia đình. Ngoài ra, râu bắp ngô còn được so sánh “hồng như tơ” khiến câu thơ ví von giàu hình ảnh.

- Thể hiện tình yêu gia đình, quê hương và yêu cuộc sống của tác giả.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 88 tập 1:

 

Đặt 2 – 3 câu có hình ảnh nhân hoá nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.

M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.

Trả lời

- Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.

- Từng chị mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng.

- Bỗng từ đằng xa những đám mây đen ì ạch trôi về từ vùng biển, nhờ trận gió nồm nam đẩy chúng mau chóng bao phủ kín bầu trời.

 

Viết

 

Viết đoạn văn tưởng tượng

 

Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 88 tập 1:

 

Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. 

Trả lời:

Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:

- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?

Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:

- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 88 tập 1:

 

Đọc soát đoạn văn.

 

 

Gợi ý:

Trả lời:

Em đọc soát đoạn văn dựa theo gợi ý. 

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 88 tập 1:

 

Sửa lỗi đoạn văn (nếu có). 

Trả lời:

Em sửa lỗi đoạn văn nếu có. 

 

Vận dụng

 

Chia sẻ với người thân về nội dung tưởng tượng trong đoạn văn em viết. 

Trả lời:

Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:

- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?

Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:

- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

 

Xem thêm Lời giải VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Bài 19:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 66, 67, 68, 69 tập 1 Bài 19- KNTT (umbalena.vn)


Xem thêm các Lời giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức khác:

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 77, 78, 79, 80  Bài 17 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 81, 82, 83, 84 Bài 18 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 89, 90, 91, 92 Bài 20 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 93, 94, 95,96 Bài 21 - KNTT (umbalena.vn)