Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 110, 111, 112, 113 Bài 22- KNTT

 

Kết nối tri thức_Tiếng Việt 5_Tập 1_Bài 22_Từ những câu chuyện ấu thơ

 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 110, 111, 112, 113 Bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

 

Đọc (trang 110)

 

Em từng được nghe người thân kể những câu chuyện nào? Hãy chia sẻ với bạn câu chuyện mà em nhớ nhất.

 

Trả lời:

 

Em từng được nghe người thân kể những câu chuyện: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sự tích cậu bé Tích chu; Sự tích Tấm Cám; Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ,….

Câu chuyện mà em nhớ nhất là Tấm Cám. Tấm Cám là câu chuyện dân gian kể về hai chị em Tấm Cám. Tấm mồ côi mẹ từ nhỏ sống với mẹ con dì ghẻ và Cám. Mẹ con Cám thường xuyên hành hạ đối xử bất công với Tấm. Khi thì cướp hết cá mà Tấm bắt được, khi thì lại giết hại cả bống bạn của Tấm, lúc lại không cho Tấm đi trẩy hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc và gạo. Tuy nhiên khi được Bụt giúp đỡ Tấm đã được đi chơi hội và gặp gỡ nhà vua. Khi trở về từ dạ tiệc Tấm đánh rơi chiếc hài và nhà vua theo đó mà tìm được người để cưới về làm vợ. Tấm trở thành hoàng hậu, điều đó làm mẹ con Cám ganh ghét và lập mưu giết hại Tấm. Nhưng Tấm đã hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Và cuối cùng Tấm gặp lại nhà vua và sống trong cung hạnh phúc đến suốt đời. Còn mẹ con Cám phải chịu báo ứng vì những tội ác mà mình đã gây ra.

 

Bài đọc 

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-1

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-2

 

Trả lời câu hỏi

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 111:

 

Những câu chuyện đầu tiên, bạn nhỏ được nghe ai kể? Đó là những câu chuyện gì?

 

Trả lời:

 

Những câu chuyện đầu tiên, bạn nhỏ được nghe bà và chú kể. Đó là những câu chuyện gì: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm…

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 111:

 

Bạn nhỏ đã làm gì để có thể tự mình khám phá thế giới kì diệu trong những câu chuyện?

 

Trả lời:

 

Để có thể tự mình khám phá thế giới kì diệu trong những câu chuyện, bạn nhỏ đã cố gắng học chữ.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 111:

 

 Sắp xếp các thông tin dưới đây theo lời kể về hành trình đọc sách của bạn nhỏ.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-3

 

Trả lời:

 

Hành trình đọc sách của bạn nhỏ là:

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 111:

 

Những trang sách có ý nghĩa như thế nào đối với bạn nhỏ?

 

Trả lời:

 

Với bạn nhỏ, những trang sách có ý nghĩa: giúp bạn nhỏ khóc cười được, cho bạn nhỏ những trải nghiệm, những cảm xúc mà thực tế chưa đủ lớn để trải nghiệm; bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm đến vô biên bờ cõi trí tưởng tượng.

 

Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 111:

 

Theo em, việc các em của bạn nhỏ rất háo hức được nghe anh kể chuyện thể hiện điều gì?

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-4

 

Trả lời:

 

Theo em, việc các em của bạn nhỏ rất háo hức được nghe anh kể chuyện thể hiện:

- Các em của bạn nhỏ cũng là những người rất yêu đọc sách nhưng chưa biết chữ để đọc.

- Những người em này rất yêu quý bạn nhỏ, háo hức, muốn biết và trải nghiệm cảm xúc qua những câu chuyện như người anh.

 

Luyện tập (trang 112)

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 112:

 

Tìm nghĩa cho các từ dưới đây:

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-5

 

a. không hợp lẽ phải

b. nhiều tới mức không đếm được

c. không có hình dáng cụ thể

d. không thể đánh giá được, rất quý

e. không có giới hạn

 

Trả lời:  

 

Nghĩa của các từ là:

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 112:

 

Đặt 2 câu với 2 từ ở bài tập 1.

 

Trả lời:

 

- Cuốn sách này là tài sản vô giá.

- Câu trả lời này thật vô lí.

 

Viết (trang 112)

 

Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-6

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 112:

 

Chuẩn bị.

– Đọc kĩ câu chuyện em đã chọn để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.

– Tóm tắt câu chuyện để nhớ nội dung chính.

– Lựa chọn chi tiết gây ấn tượng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

 

Trả lời:

 

– Em đọc kĩ câu chuyện Tấm Cám để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện: thương xót cô Tấm hết lần này đến lần khác bị dì ghẻ và Cám hãm hại, chê trách và lên án con người, nhân cách của Cám khi đối xử tệ bạc với chị em trong gia đình, tham lam mong muốn những điều hơn người.

– Tóm tắt câu chuyện: Câu chuyện kể về nhân vật Tấm và Cám cùng chung sống. Tấm và Cám người hiền lành, người ganh đua ghen tị. Cho đến khi vua có tin tuyển nàng hậu, Tấm cũng bị gạt ra rìa. Cho tới khi Tấm tìm cách đi tới chỗ vua, được sủng ái làm hoàng hậu, mẹ con Cám chính thức ra tay tàn ác: khi giết chim, khi đốt khung cửi, khi chặt cây. Tấm liền biến thành một quả thị rơi vào bị của một bà lão hàng nước. Vua có lần tới thăm, phát hiện và đón Tấm trở về. Hai mẹ con Cám sau này bị trừng trị.

– Chi tiết gây ấn tượng: Tấm hết lần này tới lần khác đều biến thành những đồ vật, con vật quanh cuộc sống mẹ con Cám, quanh vua, không cam chịu và buông bỏ.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 112:

 

Tìm ý.

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-7

 

Trả lời:

 

Mở đầu:

– Câu chuyện Tấm Cám, là một câu truyện dân gian Việt Nam truyền lại tới tận bây giờ.

– Truyện kể về nàng Tấm và Cám cùng chung sống, người chị luôn tìm cách hãm hại người em. Nhưng với lòng tốt và nhân hậu, Tấm đã có được cuộc sống riêng sung sướng.

Triển khai:

– Tóm tắt nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về nhân vật Tấm và Cám cùng chung sống. Tấm và Cám người hiền lành, người ganh đua ghen tị. Cho đến khi vua có tin tuyển nàng hậu, Tấm cũng bị gạt ra rìa. Cho tới khi Tấm tìm cách đi tới chỗ vua, được sủng ái làm hoàng hậu, mẹ con Cám chính thức ra tay tàn ác: khi giết chim, khi đốt khung cửi, khi chặt cây. Tấm liền biến thành một quả thị rơi vào bị của một bà lão hàng nước. Vua có lần tới thăm, phát hiện và đón Tấm trở về. Hai mẹ con Cám sau này bị trừng trị.

– Những điều em thích ở câu chuyện:

+ Nhân vật trong câu chuyện đáng thương, đáng khâm phục vì tài năng và sự quyết tâm vươn tới chân lí: mẹ con Cám ác độc sẽ không thể huỷ hoại và diệt trừ được tâm hồn đẹp đẽ, cao cả và chân chất của Tấm – Tấm sẽ tìm được hạnh phúc không thể tuột mất.

+ Câu chuyện truyền cảm hứng tích cực: cuộc sống lương thiện sẽ được đền đáp xứng đáng, luôn có người nhìn ra mặt tốt ở bản thân mình. Tránh cách sống lợi dụng, tham lam, sân si và hơn thua.

– Tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện:

+ Em yêu mến và ngưỡng mộ nhân vật Tấm.

+ Em xúc động và thấm thía trước bài học về cuộc sống, cách sống lương thiện, tốt bụng là cần thiết, quan trọng với nhân cách mỗi người. Em cần phấn đấu một cuộc sống tử tế từ những hành động nhỏ: yêu thương gia đình, quan tâm bạn bè, kính trọng thầy cô, người lớn…

Kết thúc:

– Khẳng định giá trị của câu chuyện nói về tình yêu gia đình, anh chị em. Dù là câu truyện dân gian nhưng để lại trong em nhiều ấn tượng, dân gian ta có những bài học thật thấm thía.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 113:

 

Góp ý và chỉnh sửa.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-8

 

Trả lời:

 

Em nghe bạn đọc để góp ý cho phần tìm ý và chỉnh sửa (nếu cần).

 

Đọc mở rộng (trang 113)

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 113:

 

Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.

G:

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-9

 

Trả lời:

 

Bàn chân kì diệu

Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn cắp sách đến trường, Kí thèm lắm. Kí quyết định đến lớp xin cô giáo vào học. Cô giáo cầm tay Kí thấy hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động cô không dám nhận em vào học. Kí thất vọng trở về vừa đi vừa khóc.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Kí. Bất chợt cô thấy Kí ngồi ở giữa sân hí hoáy dùng chân tập viết. Cô rất cảm động cho em mấy viên phấn. Một thời gian sau, Kí lại đến lớp. Lần này, cô giáo nhận em vào học. Cô dọn cho Kí một chỗ riêng ở góc lớp, trải chiếu cho Kí ngồi tập viết ở đó. Kí cặp cây bút vào chân luyện viết. Lúc đầu cây bút không theo ý Kí, Bàn chân dẫm lên trang giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngon chân mỏi chuột rút, bàn chân co quắp lại, đau điếng. Kí quẳng bút chì vào góc lớp, chán nản. Nhưng nhờ cô giáo và các bạn động viên Kí lại lao vào tập luyện một cách kiên nhẫn và bền bỉ.

Sau một thời gian Kí đã thành công. Hết lớp Một Kí đuổi kịp các bạn. Chữ của Kí mỗi ngày đẹp hơn. Bao năm khổ luyện Kí đã tốt nghiệp phổ thông và thi đậu vào trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngay Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 113:

 

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-110-10

 

Trả lời:

 

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 113:

 

Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

– Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật khiến em cảm phục.

– Nếu điều thú vị về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của nhà khoa học được nêu trong câu chuyện.

– Những thông tin bổ ích hoặc những điều em muốn học tập sau khi đọc câu chuyện.

 

Trả lời:

 

Câu chuyện Bàn chân kì diệu kể về tấm gương sáng của sự kiên trì và tinh thần vượt khó vươn lên của Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng cậu vẫn quyết tâm đi học. Câu chuyện đã để lại bài học nhân văn sâu sắc khiến chúng ta thêm trân trọng cuộc sống và noi theo. Qua câu chuyện em học được sự kiên trì, giàu nghị lực, lòng hiếu học, biết vượt lên khó khăn, khiếm khuyết cơ thể để trở thành người có ích cho xã hội.

 

Vận dụng (trang 113)

 

Kể với người thân về tấm gương học tập của một bạn trong lớp hoặc trong trường em.

 

Trả lời:

 

Ở trường em, không ai là không biết đến Lê - một cô gái không chỉ chăm ngoan, học giỏi mà còn luôn quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Lê mồ côi cha mẹ, nên sống với ông bà từ nhỏ. Thương ông bà đã già rồi nhưng vẫn còn vất vả làm lụng nuôi mình. Ngoài giờ học, Lê luôn dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát, giặt áo quần… Mọi việc nhà, bạn đều làm hết cả. Thậm chí, vào mùa gặt, mùa cấy, Lê còn ra ruộng để phụ giúp ông bà nữa. Tuy vậy, thành tích học của Lê vẫn rất tốt. Chẳng bao giờ em thấy Lê bị cô giáo nhắc nhở vì không làm bài tập về nhà hay đi học trễ cả. Lúc nào bạn cũng học tập hết sức chăm chú và nghiêm túc. Lê bảo rằng phải cố gắng học thật giỏi để ông bà vui lòng, và còn để tương lai lớn lên có thể kiếm thật nhiều tiền đỡ đần cho ông bà.

Vì dành hết thời gian để học tập và phụ giúp gia đình, nên hầu như chẳng mấy khi Lê đi chơi cùng bạn bè. Thế nhưng, Lê vẫn rất được mọi người yêu quý, bởi bạn vừa hiền lành lại còn tốt bụng. Bạn nào hỏi bài hay nhờ giúp việc gì đó, Lê đều sẵn sàng giúp đỡ. Đặc biệt, cậu ấy còn rất thẳng thắn và trung thực. Nếu trong lớp có ai cãi nhau, mọi người đều sẽ nhờ Lê ra can ngăn. Tất cả những điều đó, đã khiến Lê thực sự trở thành con nhà người ta trong câu nói của mọi người.

Mỗi ngày em luôn rất vui khi được làm bạn với một người học sinh tuyệt vời như Lê. Cậu ấy chính là tấm gương sáng để em phấn đấu noi theo từng ngày.