Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 153, 154, 155, 156, 157 Bài 32 - KNTT

 

Kết nối tri thức_Tiếng Việt 5_Tập 1_Bài 32_Sự tích chú tễu

 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 153, 154, 155, 156, 157 Bài 32: Sự tích chú tễu đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

 

Đọc (trang 153)

 

Nêu nhận xét của em về gương mặt nhân vật chú Tễu trong các tiết mục múa rối nước.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-1

 

Trả lời:

 

Gương mặt nhân vật chú Tễu trong các tiết mục múa rối nước trông rất vui tươi, miệng luôn cười và hai má hồng hào, mặt trắng sáng.

 

Bài đọc 

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-2

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-3

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-4

 

Trả lời câu hỏi

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 155:

 

Ở cảnh 1, lí do anh Tễu tìm gặp ông quản là gì?

 

Trả lời:

 

Ở cảnh 1, lí do anh Tễu tìm gặp ông quản là vì anh thích ca hát mà tướng mạo khó coi, “bụng trống chầu, đầu cá trê”, vào phường mong được giấu mặt mình, trình mặt rối mà hát sau bức mành.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 155:

 

Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, em thấy anh Tễu là người thế nào?

 

Trả lời:

 

Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, em thấy anh Tễu là người ngoan ngoãn, lễ độ, biết dạ thưa, trình bày lí do rõ ràng. Mục đích của anh Tễu đến với phường rối nước là mục đích tốt, không nhằm lợi dụng, sớm nắng một chiều.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 155:

 

Theo em, vì sao ông quản dạy cho anh Tễu diễn những quân rối hề?

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-5

 

Trả lời:

 

Theo em, ông quản dạy cho anh Tễu diễn những quân rối hề vì: ông thấy anh ngộ nghĩnh, hoạt bát, giúp anh đưa tiếng cười mua vui làng xóm, cười nhiều hơn để bớt sầu não, suy nghĩ tiêu cực.

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 155:

 

Ở cảnh 2, điều gì khiến anh Tễu có những xáo trộn trong tâm tư? Vì sao ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình?

 

Trả lời:

 

Ở cảnh 2, điều khiến anh Tễu có những xáo trộn trong tâm tư là vì anh mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi anh Tễu.

Ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình vì ông biết anh đã giác ngộ, tìm ra được con đường riêng của anh. Ông tôn trọng ý kiến của anh.

 

Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 155:

 

Vở kịch giải thích thế nào về sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước?

 

Trả lời:

 

Vở kịch giải thích về sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước: Sau khi anh Tễu rời phường rối nước, ông quản phường xin anh lấy chính hình mẫu anh khắc tạc thành một quân rối mới, thay anh Tễu ở lại múa cá với bạn nghề trong phường.

 

Luyện tập (trang 155)

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 155:

 

Xếp các từ có tiếng tâm dưới đây vào nhóm thích hợp.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-6

 

Trả lời:

 

Tâm có nghĩa là điểm chính giữa.

Tâm có nghĩa là tình cảm, ý chí.

tâm bão, tâm điểm, trung tâm.

tâm tư, tâm nguyện, tâm trạng,
tâm huyết, lương tâm.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 155:

 

Đặt câu với 1 – 2 từ trong mỗi nhóm ở bài tập 1.

 

Trả lời:

 

– Với tâm có nghĩa là chính giữa:

+ Tâm bão hiện đang nằm lệch về phía Đông nước ta.

+ Hà Nội là trung tâm văn hoá lớn nhất miền Bắc nước ta nói riêng, của cả nước nói chung.

– Với tâm có nghĩa là tình cảm, ý chí:

+ Thầy giáo của tôi là một người tâm huyết với nghề.

+ Lương tâm của tôi không cho phép làm những điều sai trái với đạo đức. 

 

Viết (trang 156)

 

Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong bộ phim hoạt hình

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 156:

 

Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

 

Trả lời:

 

Em nghe thầy cô giáo nhận xét chung về đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 156:

 

 Đọc lại đoạn văn của em và nhận xét của thầy cô để biết bài viết đạt được những điểm nào dưới đây:

– Có đủ 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

– Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-7

 

Trả lời:

 

Em đọc lại đoạn văn của em và nhận xét của thầy cô để biết bài viết đạt được những điểm nào theo các yêu cầu: đủ 3 phần, đảm bảo các yêu cầu của đoạn văn về giới thiệu nhân vật trong phim về nội dung, về hình thức như đề bài yêu cầu.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 156:

 

Viết lại các câu hoặc đoạn trong bài làm của em cho hay hơn.

 

Trả lời:

 

Lứa tuổi thiếu nhi ai cũng từng có những đam mê, những bộ phim để đời không bao giờ quên – một bộ phim hoạt hình nổi tiếng xứng đáng với biết bao tình cảm mà mọi người dân dành cho nó, một bộ phim vô cùng nổi tiếng: Tom and Jerry. Đây là một bộ phim hoạt hình của nước ngoài, trong phim chỉ có các tiếng động, tiếng nhạc, rất ít lời thoại nhưng ai xem cũng có thể hiểu được.

 

Nói và nghe (trang 156)

 

Bộ phim yêu thích

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-8

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 156:

 

Chuẩn bị.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-9

 

Trả lời:

 

– Em chọn bộ phim để giới thiệu: phim điện ảnh Giải phóng Sài Gòn

– Tìm thông tin để trình bày: Đạo diễn Long Vân, gồm các nhân vật và diễn viên: Hà Văn Trọng, Khương Đức Thuận, Nguyễn Tiến Hợi, Dương Trọng Hiếu…

– Em sắp xếp thông tin: Kể trình tự lần lượt theo diễn biến phim

– Phương tiện hỗ trợ: Tranh ảnh minh hoạ

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 157:

 

Trình bày.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-10

 

Trả lời:

 

– Giới thiệu chung: Phim điện ảnh Giải phóng Sài Gòn, đây là phim điện ảnh do Việt Nam sản xuất. Bộ phim có độ dài 120 phút, được công chiếu vào 30 tháng 4 năm 2005.

– Nội dung phim:

+ Bối cảnh phim: Phim được Hãng phim Giải Phóng sản xuất nhằm kỷ niệm sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Phim sản xuất dựa trên tác phẩm Sài Gòn - Bản hùng ca của nhà văn Hoàng Hà nhưng có lược bớt một số đoạn. Phim được đầu tư 12,5 tỷ VND và sản xuất trong thời gian dài kỷ lục là 13 năm. Phim được công chiếu lần đầu nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện 30 tháng 4 (30/4/1975 - 30/4/2005) và được công chiếu hằng năm vào dịp này.

+ Phim gồm các nhân vật và diễn viên:

NSƯT Hà Văn Trọng vai Tổng bí thư Lê Duẩn

NSƯT Khương Đức Thuận vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp

NSND Hoàng Quân Tạo vai Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục Miền Nam

Dương Trọng Hiếu vai Lê Đức Thọ - Đặc phái viên Bộ chính trị

+ Diễn biến trong phim: Phim tái hiện một số sự kiện lịch sử chính trong quá trình quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn. Bắt đầu từ trận tấn công giải phóng Buôn Ma Thuột, khiến Việt Nam Cộng hòa phải cầu viện quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời tìm cách cố giữ Huế và Đà Nẵng, đến trận đánh chiếm ngã ba Dầu Giây nhằm chiếm Xuân Lộc, mở cánh cửa phía Đông để tiến vào Sài Gòn, rồi những trận pháo làm tê liệt sân bay quân sự Biên Hòa và Tân Sơn Nhất, đến việc Hoa Kỳ buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức để lập nội các mới do Dương Văn Minh đứng đầu, đến sự kiện quân đội Hoa Kỳ sơ tán khỏi Sài Gòn bằng trực thăng.

+ Kết thúc phim: Bao trùm lên tất cả những sự kiện của phim là kế hoạch của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh: tiến vào Sài Gòn bằng 5 mũi, chiếm 5 vị trí trọng yếu nhất, phối hợp với lực lượng biệt động trong thành phố, tiến thẳng vào dinh lũy cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện mà Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn.

– Cảm xúc:

+ Cảm xúc của em rất tự hào và yêu mến các nhân vật lịch sử đã lãnh đạo, tiến tới giải phóng Sài Gòn thành công.

+ Em yêu thích bộ phim vì được chứng kiến lịch sử tái hiện lại. Dễ hiểu lịch sử hơn là đọc các thông tin bằng chữ trong sách.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 157:

 

Đánh giá.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-153-11

 

Trả lời:

 

Em nghe các bạn trình bày và đánh giá về nội dung trình bày của các bạn, chỉnh sửa phần trình bày của mình (nếu có).

 

Vận dụng (trang 157)

 

Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của vở kịch.

 

Trả lời:

 

Em kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của vở kịch: Chú Tễu là một hình tượng mang lại nhiều tiếng cười. Bản thân chú Tễu cũng là người ngoan ngoãn, nhân hậu, biết suy nghĩ và làm điều tốt, việc thiện. Hiện thân con rối chú Tễu cho thấy con người Tễu sẽ còn mãi, luôn đem đến niềm vui cho mọi người.