Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 72, 73, 74, 75 Bài 15- KNTT

 

Kết nối tri thức_Tiếng Việt 5_Tập 1_Bài 15_ Bài ca về mặt trời

 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 72, 73, 74, 75 Bài 15: Bài ca về mặt trời đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

 

Đọc (trang 72)

 

Chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em về cảnh mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn.

 

 

Trả lời:

 

Cảnh mặt trời lặn mang đến cho em một cảm giác yên bình và thư giãn. Đó là khoảnh khắc cuối cùng của ngày, nơi em có thể dừng lại, thả lỏng tâm trí và tận hưởng sự yên tĩnh của bầu trời khi mặt trời nhẹ nhàng chìm vào đất trời. Mặt trời lặn cũng cho em cơ hội để suy ngẫm về những điều đã xảy ra trong ngày và những điều em cảm ơn.

 

Bài đọc 

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-1

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-2

 

Trả lời câu hỏi

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 73:

 

Đàn chim sẻ làm gì khiến nhân vật “tôi” chú ý? Nhân vật “tôi” nghĩ gì về chuyện đó?

 

Trả lời:

 

Đàn chim sẻ khiến nhân vật “tôi” chú ý khi thi nhau cất tiếng hót, khi trầm khi bổng, khi nhanh khi chậm, xôn xao trong vòm không gian như đang hát về một thứ gì mà nhân vật “tôi” không biết

Sau chuyện đó, nhân vật “tôi” nghĩ rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà nhân vật "tôi" không thể cùng trông thấy được.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 73:

 

Cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào?

 

Trả lời:

 

Cảnh mặt trời mọc được miêu tả: Từ phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mũ đỏ bay lên khỏi vòm cây. Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 73:

 

Vì sao nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ rồi lại như chiếc mâm đồng đỏ?

 

Trả lời:

 

Nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ rồi lại như chiếc mâm đồng đỏ vì khi giống chiếc mũ đỏ, mặt trời mới chỉ nhô lên một nửa sau vòm cây xanh; còn khi được ví giống chiếc mâm đồng đỏ sau đó, là khi mặt trời đã nhô hẳn lên khỏi vòm cây, hiện rõ trước mặt nhân vật “tôi”.

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 73:

 

Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” như thế nào? Em suy nghĩ gì về bài hát của nhân vật "tôi"?

 

Trả lời:

 

Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” sung sướng, trái tim bỗng vang lên một bài ca về mặt trời.

Em có suy nghĩ về bài hát của nhân vật "tôi": bài hát thể hiện suy nghĩ hồn nhiên, trẻ thơ, ví mặt trời như một con người đi, về,… Nhân vật tôi yêu quý mặt trời, yêu thích ánh nắng chói chang.

 

Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 73:

 

Khi đọc đoạn văn tả mặt trời mọc, có hai bạn nhỏ đã nêu ý kiến như dưới đây. Em thích ý kiến của bạn nào hoặc có ý kiến nào khác? Vì sao?

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-3

 

Trả lời:

- Em thích ý kiến của bạn Ngọc Minh hơn. Ý kiến đó tạo ra hình ảnh mặt trời mọc như một sự kiện đặc biệt và tuyệt vời, giống như một nghệ sĩ muốn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả của mình. Hình ảnh này tạo ra cảm giác của sự kỳ vĩ và trọng đại khi mặt trời lên từ phía đông, và làm cho người đọc cảm nhận được sự quan trọng của mỗi ngày mới bắt đầu.
 

- Em thích ý kiến của bạn Việt Phương hơn. Vì em thấy đoạn văn này có cách miêu tả dí dỏm, vui tươi thông qua cách tả mặt trời mọc như màn ảo thuật, được nhiều người chờ đón, háo hức.

 

Luyện từ và câu (trang 74)

 

Luyện tập về từ đa nghĩa 

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 74:

 

Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-4

 

Trả lời:

 

– Trong đoạn thơ a, từ hạt có nghĩa là một bộ phận hình thành từ quả của một loại cây, có chức năng duy trì nòi giống, nảy mầm cây mới. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa gốc.

– Trong đoạn thơ b, từ hạt có nghĩa là một giọt, lượng mưa nhỏ, có thể nhìn thấy và sờ thấy để biết số lượng, kích thước của chúng. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa chuyển.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 74:

 

Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-5

 

Trả lời:

 

– Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa:

+ Trong câu a, một chân, chân đứng, chân quay, ba chân: dùng với các nghĩa chuyển, là bộ phận tiếp xúc với đất, có chức năng đỡ, trụ cho bộ phận của vật đứng thẳng.

+ Trong câu b, chân em: được dùng với nghĩa gốc, là bộ phận của con người có chức năng nâng đỡ, di chuyển bước đi.

– Các nghĩa này giống nhau ở chỗ đều là bộ phận có chức năng làm trụ, tiếp xúc giữa vật/người với mặt đất.

   Khác nhau ở chỗ với nghĩa gốc, chân là bộ phận di chuyển, bước đi được nhưng với nghĩa chuyển, chân chỉ là bộ phận giữ thăng bằng, tiếp giáp với đất, làm trụ cho vật chứ không tự di chuyển được.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 74:

 

Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-6

 

Trả lời:

 

– Từ mũi:

+ Câu theo nghĩa 1: Em bé có chiếc mũi thật xinh xắn.

+ Câu theo nghĩa 2: Bố dặn em phải cẩn thận với mũi kéo vì nó rất nhọn.

– Từ cao:

+ Câu theo nghĩa 1: Em chưa từng nhìn thấy toà nhà nào cao như vậy.

+ Câu theo nghĩa 2: Điểm thi môn Toán của em tương đối cao.

 

Viết (trang 75)

 

Viết bài văn tả phong cảnh

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-7

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 75:

 

Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Lưu ý:

– Trình bày rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

– Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.

– Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng; kết hợp sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,... để lời văn sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-8

 

Trả lời:

 

Nước ta là một nước có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam, tương ứng với đất liền là các đảo, quần đảo. Có lẽ tự hào và xúc động nhất phải kể đến các quần đảo nằm rất xa đất liền như Quần đảo Trường Sa – một quần đảo xa bờ của Việt Nam nằm hướng Đông Nam. Em đã từng được nhìn thấy quần đảo Trường Sa trên nhiều phương tiện như báo, đài, sách giáo khoa và tivi. 

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp rất nhiều đảo nằm sát nhau, chi chít lại trên bản đồ. Nhưng thực tế, các đảo cách nhau xa tới hàng trăm ki-lô-mét nếu tính bằng đường bộ. Thời gian di chuyển giữa các đảo tính bằng hàng giờ đồng hồ, thậm chí nửa ngày, vài ngày… Những đợt sóng cứ vỗ vào đảo, nghe như những tiếng đồng hồ tích tắc. Có lẽ sóng biển là chiếc đồng hồ bấm giờ vĩnh viễn không hết pin, hết điện, cứ vỗ mãi, kêu mãi những tiếng xuyên ngày đêm như vậy.

Vào sáng sớm hay lúc chiều hoàng hôn, quần đảo Trường Sa đều được soi chiếu chói lọi bởi ánh Mặt Trời chiếu lên mặt biển. Những đợt sóng lăn tăn, những gợn, những đợt lấp la lấp lánh ánh Mặt Trời như kim cương rơi vào lòng biển rồi vỡ tan. Gió trên biển cũng thật khắc nghiệt, những đợt gió cả ngày cứ liên tục thổi vào các đảo, gió không ngừng như những đợt sóng vỗ bờ. Nhất là vào ngày mưa bão, gió thường rất to và đem theo mưa nhiều. Có khi gió quật đổ cây, tốc mái nhà. Do vậy, các chiến sĩ và người dân trên các đảo phải gia cố, nẹp và đổ rào quanh gốc cây. Có lẽ rễ cây cũng hiểu chuyện, lo lắng mà đâm rễ thật sâu vào lòng đất trên đảo. Thời tiết trên đảo chuyển mình rõ nhất có lẽ là hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khô. Tương tự như mùa mưa và mùa khô trên đất liền, ở đảo mùa khô cũng ít mưa, mùa mưa thì mưa rất nhiều, mưa như trút nước. Nơi đây thật sự rất khắc nghiệt.

Những lúc lặng gió, cây cối sừng sững như những người lính uy nghiêm bảo vệ vùng trời, vùng biển Tổ quốc. Lúc gió nổi lên, tán cây nghiêng mình như những cô gái múa ba lê, nhẹ nhàng mà khéo léo, cứ thế tránh được những làn gió muốn xô ngã, quật đổ mình. Đâu đó, những lá cờ Tổ quốc trên những cột cờ, những bia khắc tên đảo, những mái nhà trụ mình giữa đảo lớn, những boong tàu, trên lưng những người lính tuần biển,… đỏ rực, cờ bay phần phật, phấp phới không ngơi nghỉ. Những lá cờ bay mãi, dệt mãi nên tinh thần thép, bất khuất, hi sinh thân mình ra đảo xa bảo vệ lãnh hải nước nhà.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đưa tin, có rất nhiều những nguy hiểm, khó khăn rình rập các chiến sĩ nơi đảo xa. Lãnh hải của nước ta luôn đứng trước thách thức bị xâm phạm, chiếm đóng trái phép. Phải trực tiếp đến với biển đảo, ở đảo như các chiến sĩ mới thấy sự gian nan, khó khăn.

Là học sinh, em xin hứa sẽ học hành chăm chỉ, rèn luyện thật tốt để mai này trở thành người có ích cho xã hội. Em sẽ luôn yêu nước mình, yêu những người chiến sĩ vất vả. Màu cờ và sắc áo Tổ quốc là một niềm tự hào vô cùng lớn lao, cần phải được giữ gìn. Mỗi học sinh chúng em sẽ là một tuyên truyền viên, lan toả tình yêu và vẻ đẹp biển đảo tới khắp mọi người dân Việt Nam, bạn bè của chúng em.

Rất nhiều những hình ảnh đẹp, bài viết hay nói về quần đảo Trường Sa của nước ta. Đó chính là những tình yêu, những trái tim thổn thức, yêu thương tới nơi đảo xa. Chúc cho các chú chiến sĩ luôn kiên trì, nhiều sức mạnh để đứng vững giữa biển lớn, sóng cao.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 75:

 

Đọc soát và chỉnh sửa.

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-9

 

Trả lời:

 

Em đọc soát và chỉnh sửa bố cục bài văn, trình tự miêu tả, lỗi chính tả,… của bài văn.

 

Vận dụng (trang 75)

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 75:

 

Đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.

 

Trả lời:

 

Em đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 75:

 

Tìm đọc đoạn văn, bài văn tả cảnh miền núi, trung du, đồng bằng,... và chép lại những câu văn hay.

Ví dụ:

 

tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-72-10

 

Trả lời:

 

– Đoạn văn tả cảnh rừng núi: Cây gỗ ở đây đều là các cây lá rộng, tán lá lớn, chúng phân thành từng tầng khác nhau vì mỗi loài cây thích nghi với lượng ánh sáng khác nhau. Có những cây hướng sáng, chúng vươn lên thật cao, bỏ lại chút tia nắng yếu ớt lọt xuống phía dưới cho những loài ưa bóng râm hơn. Cứ như thế chúng cùng tồn tại.

– Đoạn văn tả cảnh đồng bằng: Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng vàng ươm hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.