- Tiếng Việt
- Lớp 5
- Kết nối tri thức
Giải Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 46, 47, 48, 49, 50 Bài 9 - KNTT
Kết nối tri thức_Tiếng Việt 5_Tập 1_Bài 9_ Trước cổng trời
Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 46, 47, 48, 49, 50 Bài 9: Trước cổng trời đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Đọc (trang 46)
Theo em, vì sao cảnh vật trong bức tranh dưới đây được gọi là “cổng trời”?
Trả lời:
Cảnh vật trong bức tranh dưới được gọi là “cổng trời” vì: thác nước chảy ra từ núi đá, các ngọn núi xếp dần và để lộ giữa một khoảng hướng lên trời, trông giống như một chiếc cổng để bước lên trời.
Bài đọc
Trả lời câu hỏi:
Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 47 tập 1:
Dựa vào khổ thơ thứ nhất, hãy miêu tả khung cảnh “cổng trời” theo hình dung của em.
Trả lời:
Theo hình dung cùa em, “cổng trời” hiện ra đẹp và huyền ảo, hai bên vách đá đồ sộ như hai cánh cửa đá khổng lồ che lấy trời; khoảng trời hiện ra rộng thênh thang, xanh non và đẹp lung linh; gió và mây dày đặc, quấn quanh những cánh cổng đá, lững thững che lấy một phần trời, ngụ ý mời ngỏ người đến hãy bước vào cổng trời.
Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 47 tập 1:
Từ cổng trời, cảnh vật hiện ra với những hình ảnh nào? Em thấy hình ảnh nào thú vị nhất? Vì sao?
Trả lời:
Từ cổng trời, cảnh vật hiện ra với những hình ảnh: cỏ hoa, con thác, đàn dê, cây, rừng, nắng, vạt nương, lúa chín, con người.
Em thấy hình ảnh con người là thú vị nhất. Vì con người tuy nhỏ bé nhưng chăm chỉ, cần mẫn, rất nhiều người với nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống, xa lạ mà khôn cách lòng. Con người là hoa cho núi rừng.
Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 47 tập 1:
Hình ảnh con người trong 2 khổ thơ cuối có những điểm chung nào?
Trả lời:
Hình ảnh con người trong hai khổ thơ cuối có những điểm chung: đi gặt lúa, trồng rau – vạt áo chàm, nhuộm xanh nắng chiều; tìm măng hái nấm - ấm giữa rừng.
Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 47 tập 1:
Theo em, điều gì đã khiến cho cảnh rừng sương giá như ấm lên?
Trả lời:
Theo em, điều khiến cho cảnh rừng sương giá như ấm lên là hình ảnh con người thấp thoáng, con người lao động cần cù chăm chỉ. Những con người giàu tình cảm, làm lụng vất và là hình ảnh ấm áp giữa rừng toàn sương giá.
Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 47 tập 1:
Nêu chủ đề của bài thơ.
Trả lời:
Chủ đề của bài thơ: Thiên nhiên trong cuộc sống hoà cùng con người.
*Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện từ và câu (trang 47)
Từ đồng nghĩa
Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 47 tập 1:
Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Trả lời:
a. Những từ in đậm trong đoạn văn thứ hai có nghĩa giống nhau: ban mai và sáng sớm.
b. Những từ in đậm trong đoạn văn thứ nhất có nghĩa gần giống nhau. Nét nghĩa khác nhau giữa chúng là: khuân, tha, vác, nhấc đều là hành động của con người tác động lên một đồ vật, nhưng mỗi hành động lại có cách tác động khác nhau: khuân là mang lên tay, tha là cắn, mang mồi, vác lên trên vai, nhấc là nhấc rời khỏi mặt đất
Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 48 tập 1:
Tìm trong mỗi nhóm từ dưới đây những từ có nghĩa giống nhau.
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh
Trả lời:
a. Những từ có nghĩa giống nhau là: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó.
b. Những từ có nghĩa chỉ núi: non sông, giang sơn, núi non
Những từ có nghĩa chỉ một quốc gia: đất nước, quốc gia.
c. Những từ có nghĩa miêu tả trạng thái: yên bình, thanh bình, tĩnh lặng, yên tĩnh.
Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 48 tập 1:
Những thành ngữ nào dưới đây chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?
Trả lời:
Những thành ngữ chứa các từ đồng nghĩa là:
– Thức khuya dậy sớm: gồm các từ đồng nghĩa: thức và dậy.
– Ngăn sông cấm chợ: gồm các từ đồng nghĩa: ngăn và cấm.
Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 48 tập 1:
Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Trả lời:
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (1) bắt đầu mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (2) tốt tươi tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (3) no đủ, nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (4) đói khát của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
Viết (trang 49)
Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh
Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 49 tập 1:
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Bài văn trên tả gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?
Trả lời:
a. Bài văn trên tả các cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt.
b. Phần mở bài của bài văn là: từ “Đà Lạt là thành phố ngàn hoa” đến “thông mơ màng”
Phần kết bài của bài văn là: từ “Thật không ngoa” đến hết.
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự tự chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể nhằm tả từng vẻ đẹp của các cảnh vật.
Từ ngữ được dùng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh là: nao lòng, dải lụa, trắng sáng, hùng vĩ, nên thơ, rì rào, thẳng tắp, ngút ngàn, thắm xanh, màu ngọc bích, lung linh biến ảo, pha lê, xanh tươi, muôn hồng nghìn tía, áo lụa rực rỡ, dễ chịu vô cùng.
d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết bộc lộ cảm xúc, biểu cảm: “cảnh đẹp đến nao lòng”, “cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm”, “làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng”, “Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”.
Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 50 tập 1:
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh.
Trả lời:
Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh:
– Phong cảnh được miêu tả phải đúng đề bài, chủ đề của bài văn. Phong cảnh phải được tả chi tiết, rõ ràng, sử dụng các từ miêu tả.
– Bố cục bài văn rõ ràng, chia từng đoạn với các nội dung kể tả.
– Trình tự miêu tả nhất quán, tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.
– Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả phải cụ thể, tiêu biểu và dễ gây cảm xúc với con người.
– Làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh với cách dùng từ gợi cảm, so sánh dễ hình dung.
Vận dụng (trang 50)
Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 50 tập 1:
Sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo,...).
Trả lời:
Nghỉ hè năm trước em được đi tắm biển Bà Rịa Vũng Tàu. Bình minh mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, từ từ đội nước nhô lên. Những tia nắng màu vàng tinh nghịch nhảy múa trên đầu ngọn sóng. Mặt biển như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch, rộng mênh mông. Xa xa, từng đoàn thuyền nối nhau vượt sóng. cánh chim hải âu chập chờn như đùa với sóng. Sóng vỗ bờ oàm oạp, tung bọt trắng xóa, nối nhau xô bờ cát. Bãi cát thoai thoải, rộng và rất đông người vui chơi, tắm biển. Những rặng dừa xanh rì rào gió thổi cùng với sóng biển như bản hòa tấu hùng vĩ. Khi chiều tà thấp thoáng những ánh đèn của đoàn thuyền đánh cá như muôn vàn vì sao lấp lánh trên mặt biển. Biển là một bức tranh thiên nhiên đẹp vô cùng. Biển mang đến cho em nhiều khám phá lí thú. Em rất yêu biển.
Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 50 tập 1:
Tìm đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.
Trả lời:
Sách về động vật hoang dã: