5 ứng xử sai lầm khiến trẻ càng mè nheo, ăn vạ
5 ứng xử sai lầm khiến trẻ càng mè nheo, ăn vạ
Những lần mè nheo, ăn vạ khó chiều của con có lẽ là thách thức lớn với sự kiềm chế của bố mẹ.
Phụ huynh thường rất dễ rơi vào trạng thái mất bình tĩnh dẫn đến cư xử không đúng mực. Điều này “giương cờ” cho trẻ tiếp tục có biểu hiện tiêu cực.
Vậy sai lầm mà bố mẹ thường hay mắc khi xử lý cơn ăn vạ của trẻ là gì? Nên xử lý thế nào khi con ăn vạ, cần tuyệt đối tránh điều gì để hạn chế cơn mè nheo của con? Nếu biết cách ứng xử và hành động khéo léo, bố mẹ sẽ chính là người nâng đỡ, giúp con nhận thức được hành vi của mình và hợp tác với bố mẹ.
Sai lầm 1: Cố gắng tranh cãi, phân tích lí lẽ với trẻ
Vào thời điểm trẻ không đủ tỉnh táo để tiếp nhận thông tin, bố mẹ càng phân tích phải trái hay la mắng quát nạt sẽ càng làm vấn đề trở nên trầm trọng, cảm xúc của trẻ cũng sẽ trở thành “ngọn núi lửa” phun trào.
Vậy, cách giải quyết đúng đắn là:
Vỗ về, giúp con giải tỏa cảm xúc và nói ra nhu cầu của mình. Hay đánh lạc hướng của con vào việc khác quên đi vấn đề gây ức chế
Đây là hai cách thể hiện sự tôn trọng dành cho trẻ khi con đang cảm thấy khó khăn và “khổ sở”.
Sai lầm 2: Nói dối con để giải quyết vấn đề
Rất nhiều bậc phụ huynh vì tâm lý muốn “xử lý” xong vấn đề thường dễ dãi với việc nói dối trẻ. Sai lầm này sẽ khiến trẻ học theo thói quen xấu và áp dụng vào cuộc sống.
Vậy nên bố mẹ tuyệt đối không nên nói dối để “cắt” nhanh cơn ăn vạ của trẻ như hứa “lơi” đưa con đi chơi xong lại nuốt lời.
Đừng nói dối con dù chỉ một lần bố mẹ nhé!
Sai lầm 3: Chọc ghẹo, so sánh con với bạn trẻ khác
Châm chọc, chế giễu chỉ làm cho trẻ trở nên xấu hổ, căm ghét bạn bè xung quanh, hình thành sự phán xét và đối xử không đẹp với tất cả mọi người.
Bố mẹ dẫu phải đối mặt với nhiều lần “giở chứng” khó chiều từ con, hãy luôn là người tiếp thêm tự tin, không bao khiến trẻ trở nên tự ti và chán ghét bản thân mình.
Bố mẹ luôn là người tiếp thêm tự tin cho con
Sai lầm 4: Giải quyết vấn đề ở nơi đông người
Bố mẹ cố nói chuyện ra lẽ với con ở nơi đông người chỉ khiến trẻ thêm xấu hổ và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
Bố mẹ hãy đưa con đến nơi riêng tư để giải quyết như một cách thể hiện phép lịch sự. Đồng thời tránh đi sự can thiệp của người khác vào câu chuyện riêng với con.
Đưa con đến nơi riêng tư để giải quyết như một cách thể hiện phép lịch sự với trẻ
Sai lầm 5: Nổi cơn thịnh nộ khiến con sợ hãi
Umbalena biết sẽ rất khó để giữ bình tĩnh và kiềm chế sự tức giận trước những tình huống trẻ khiến bố mẹ “muối mặt”.
Khi trẻ mất bình tĩnh, hơn ai hết bố mẹ cần phải thể hiện cảm xúc ngược lại, thay vì la mắng, quát nạt để con thoải hiệp trong sự sợ hãi và ấm ức, điều đó khiến trẻ bị tổn thương tâm lý và hình thành tính cách thô bạo.
Những cơn gào khóc, ăn vạ của trẻ đều gây nên những ức chế ít nhiều cho các bậc phụ huynh. Nhưng theo các giáo viên Montessori, đó lại là quá trình phát triển tâm lý rất tự nhiên mà mọi em bé bình thường đều trải qua. Cách con hình thành nhân cách và kỹ năng phụ thuộc vào những lần bố mẹ đối mặt và xử lý những cơn ăn vạ vô cớ. Nhớ những nguyên tắc này để giáo dục trẻ đi đúng hướng, bố mẹ nhé!