Tin tức & Sự kiện

8 CÂU NÓI ĐỨA TRẺ NÀO CŨNG CẦN TỰ NÓI RA ĐƯỢC

8 CÂU NÓI ĐỨA TRẺ NÀO CŨNG CẦN TỰ NÓI RA ĐƯỢC

Những đứa trẻ không được dạy sẽ không hiểu được cảm xúc và cách quản lý cảm xúc của chúng. Vậy nên, bố mẹ rất nên lưu ý hãy thường xuyên gọi tên các cảm xúc của con, của mình. Đưa ra các ví dụ và gợi ý cho con cách phản ứng khi gặp những cảm xúc đó.

 

 

1. "Con cảm ơn, con không muốn..."

Thay vì hét lên "Đừng có động vào đồ chơi đó của con", hãy nhớ là mẫu câu trên sẽ giúp bạn dễ dàng chấp nhận lời từ chối hơn hoặc là có khả năng bạn và con cũng đàm phán một cách bình tĩnh, hợp lý hơn.

2. "Con không thích nó".

Dạy con nói câu này rất quan trọng. Nói một cách rõ ràng, tự tin. Tất nhiên có thể chúng ta không hài lòng khi nghe điều này. Nhưng biết nói ra như vậy có thể giúp con biết từ chối nhưng hành vi tội lỗi hoặc sa ngã sau này.

3. "Tên của bạn là gì? Mình cùng chơi với nhau nhé".

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế là nhiều trẻ em không biết cách để bắt đầu với một người bạn. Nhiều em chơi một mình.

4. "Con đang tức giận/buồn bã đấy".

Những đứa trẻ không được dạy sẽ không hiểu được cảm xúc và cách quản lý cảm xúc của chúng. Vậy nên, bố mẹ rất nên lưu ý hãy thường xuyên gọi tên các cảm xúc của con, của mình. Đưa ra các ví dụ và gợi ý cho con cách phản ứng khi gặp những cảm xúc đó.

5. "Để con suy nghĩ".

Đây là một câu nói hữu ích không chỉ với trẻ mà cả người lớn. Hãy nhớ lại đi, bao nhiêu lần bạn trả lời đồng ý con rồi sau đó hối hạn về lời hứa vội vàng. Hãy cho mình chút thời gian suy nghĩ. Trong giao tiếp với trẻ, câu nói này mang tới một lợi ích nữa - kéo trẻ ra khỏi một vụ bê bối nếu như bạn nói "Mẹ không muốn/Mẹ sẽ không...". Con sẽ đồng ý với đề xuất của bạn hoặc ít nhất là sẵn sàng thảo luận về một số lựa chọn thay thế.

6. "Bố/mẹ có thể... Con cảm ơn..."

Lịch sự thì không bao giờ thừa. Nên dạy con lịch sự từ tuổi mẫu giáo. Những thói quen sau này sẽ tiếp tục phát triển.

7. "Bố/mẹ ơi, con có thể giúp không?"

Đừng để nó chỉ là lời nói bên ngoài. Hãy biến nó thực sự là những gì con muốn, một thái độ, một thói quen xuất phát từ bên trong.

8. "Con sẽ thử"

Con bạn có đang nói "Con không muốn" hay "Con không biết làm thế nào" quá nhiều? Nguyên nhân có thể là vì bố mẹ đã kiểm soát con quá chặt, làm thay con và nói "không" quá nhiều với con. Hãy để con được phép quyết định hành động, nếu như nó không dẫn tới những gì quá nguy hiểm. Bố mẹ cũng cần trung thực. VD nếu trẻ đồng ý thử một món ăn mới, đừng ép con sau đó phải ăn hết cả bát.

Muốn con tự nói ra được những câu nói này (tưởng chừng rất đơn giản nhé), dễ nhất có lẽ là bố mẹ sẽ mô hình hóa hành vi của bố mẹ. Con sẽ học bằng cách sao chép những hành vi của bố mẹ rất nhanh.

Cách khác nữa, là đọc sách cho con hoặc kể cho con những ví dụ thực tế xoay quanh những tình huống sử dụng những câu nói này.

Theo Linh Phan

Minh họa: Umbalena