Tin tức & Sự kiện

Thí nghiệm hạt gạo "nhảy múa" dành cho trẻ mầm non

Thí nghiệm hạt gạo "nhảy múa" dành cho trẻ mầm non

Làm sao để hạt gạo “nhảy múa” nhỉ? Một thí nghiệm khá thú vị dành cho trẻ em mầm non với những nguyên liệu dễ tìm từ nhà bếp.

 

Thí nghiệm hạt gạo

1. Chuẩn bị

  • Ly, cốc thủy tinh

  • Nước

  • Baking soda

  • Giấm

  • Gạo 

  • Thìa

  • Màu thực phẩm

2.  Thực hiện

Bước 1:  Đổ một ít nước vào ly thủy tinh

Bước 2: Cho một thìa baking soda vào ly nước và khuấy đều

 

Bước 2: Cho một thìa baking soda vào ly nước

Bước 3: Cho một ít gạo vào hỗn hợp nước. Bạn hãy cho bé đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra? Gạo sẽ chìm xuống nước vì gạo nặng hơn nước. (Nếu gạo không chìm xuống có thể là do số lượng ít, bạn có thể thêm một ít gạo hoặc có thể đổi sang nho khô)

Bước 3: Cho một ít gạo vào hỗn hợp nước


 

Bước 4: Thêm 1 thìa giấm vào nước. Điều gì xảy ra vậy? Hãy để bé tự quan sát và hỏi bé cốc nước có hiện tượng gì? (Khi cho giấm vào giấm sẽ phản ứng với muối nở trong nước tạo ra bọt khí carbon dioxide.)

 

Bước 4: Thêm một thìa giấm vào nước


Bước 5: Thêm một vài giọt màu thực phẩm và quan sát các hạt gạo dần nổi lên trên mặt nước và hòa quyện vào dung dịch màu thực phẩm như đang “nhảy múa”.

 

Bước 5: Thêm một vài giọt màu vào và quan sát

Lưu ý: 

Khi phản ứng hóa học diễn ra chậm lại, hãy cho thêm một ít baking soda vào và xem điều gì sẽ xảy ra. Sau đó, hãy thử thêm nhiều giấm. Các hạt gạo sẽ tiếp tục “nhảy múa”

Một thí nghiệm thú vị quá các bạn nhỉ, với người lớn sẽ thấy không có gì hay ho nhưng với các em bé nhỏ tuổi hẳn sẽ thấy điều này vô cùng kỳ diệu. Bố mẹ hãy cố gắng chơi cùng con nhé!

Bài viết được dịch từ trang buggyandbuddy

>> Một số thí nghiệm khác bố mẹ có thể tham khảo thêm:

1. Thí nghiệm hoa đổi màu

2. Màu sắc ảnh hưởng tới nhiệt độ như thế nào?

3. Thí nghiệm với tinh thể muối đơn giản và hấp dẫn

4. Màu sắc bị hòa tan trong nước lạnh hay nước nóng