“Tường tận" hành trình phát triển giao tiếp của trẻ từ 2-5 tuổi
"Tường tận" hành trình phát triển giao tiếp của trẻ từ 2-5 tuổi
Giao tiếp với con là một phần thú vị và cũng là một ‘nhiệm vụ” đáng lưu tâm của bậc làm cha mẹ. Trẻ học giao tiếp thông qua các tương tác và trải nghiệm mà con có hàng ngày với cha mẹ và thế giới xung quanh.
Trẻ giao tiếp ra sao?
Từ 2-3 tuổi:
Đến 2 tuổi, hầu hết trẻ có thể liên kết ít nhất hai từ với nhau. Đến khoảng 30 tháng, trẻ có thể nói được 50 từ trở lên. Trẻ thường sử dụng những từ như "con" hoặc "của con".
Khi được 30 tháng, hầu hết trẻ có thể làm theo hướng dẫn gồm hai bước, chẳng hạn như "nhặt quả bóng và mang về cho bố."
Khoảng 3 tuổi, vốn từ vựng của trẻ thường sở hữu hơn 200 từ. Trẻ có thể xâu chuỗi các câu gồm 2 hoặc 3 từ lại với nhau; kể tên những thứ bạn chỉ ra trong sách; miêu tả hành động của một hình ảnh; đặt câu hỏi với các từ "ai", "cái gì", "ở đâu", "tại sao"và nhanh nhạy trả lời tên của mình.
Từ 4-5 tuổi:
Trẻ từ 4 đến 5 tuổi có thể làm theo các hướng dẫn phức tạp hơn. Con có thể tự tạo dựng lên một câu chuyện để nói, lắng nghe cẩn thận và kể lại câu chuyện, thậm chí nói được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu đó là một câu chuyện mà con biết rất rõ.
Trẻ có thể đặt câu có 4 từ trở lên và vốn từ vựng của con tiếp tục mở rộng. Con có thể kể một câu chuyện có ít nhất 2 sự việc hay trả lời các câu hỏi đơn giản về một cuốn sách hoặc câu chuyện. Chúng ta có thể hiểu được rõ ràng những gì con nói, mặc dù con có thể mắc một số lỗi phát âm chẳng hạn như nói ngọng và nói lắp.
Xem thêm: 9 Lợi ích trước mắt khi bé đọc sách
Cha mẹ có thể làm gì cho con?
Trẻ càng tham gia nhiều trò chơi và hội thoại tương tác, trẻ càng học được nhiều hơn. Đọc sách cho con nghe, dạy con hát, chơi trò chơi cùng con hoặc đơn giản là nói chuyện với con cho phép trẻ xây dựng vốn từ vựng và dạy chúng kỹ năng nghe.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của con bạn:
Với trẻ từ 2-3 tuổi:
-
Nói với con bạn về những gì bé đã làm trong ngày hoặc về kế hoạch cho ngày hôm sau: "Mẹ nghĩ chiều nay trời sẽ mưa. Chúng ta nên làm gì nhỉ?" hoặc trước khi đi ngủ, hãy thủ thỉ với con về những gì đã diễn ra sau một ngày.
-
Cùng nhau đọc những cuốn sách yêu thích và đặt những câu hỏi như: “Đây là gì thế con yêu?” hoặc "Con gấu đang làm gì thế hả con?", sau đó khuyến khích con đọc một số từ cho ba mẹ nghe.
Với trẻ từ 4-5 tuổi:
-
Hỏi con về các hoạt động trong ngày mà bé đã trải qua.
-
Trao đổi diễn biến - kết quả hoặc đặt câu hỏi về những cuốn sách mà bạn đã đọc cùng con.
-
Chia sẻ với con về các trò chơi, chương trình truyền hình và video mà bố mẹ cùng con thưởng thức.
-
Luôn để những cuốn sách, tạp chí và các tài liệu đọc khác của con gần trong tầm tay để con tự tìm thấy và chủ động đọc bất cứ lúc nào.
Xem thêm: Đừng đánh đồng việc đọc sách 3D với việc cho con trẻ xem Youtube
Kỹ năng giao tiếp tốt không phải là thứ mà trẻ vừa sinh ra đã có. Vậy nên cha mẹ cần theo dõi hành trình phát triển của con cũng như giúp con trang bị tốt hơn kỹ năng giao tiếp của mình.
Nguồn: Kidshealth