Tin tức & Sự kiện

6 GIAI ĐOẠN CHƠI CỦA TRẺ NHỎ

6 GIAI ĐOẠN CHƠI CỦA TRẺ NHỎ

Bố mẹ sẽ khá băn khoăn và thường gặp thử thách trong việc chơi cùng trẻ ở từng độ tuổi con lớn khôn với những vướng mắc: “Không biết chơi gì cùng con ở giai đoạn lứa tuổi này?” và “Chơi thế nào cho đúng cách để giúp trẻ phát triển hiệu quả?”.

Khi bố mẹ xem việc chơi của con là một nhiệm vụ nghiêm túc trong hành trình lớn khôn, hãy cùng Umbalena tìm hiểu ngọn ngành về 6 giai đoạn chơi theo từng độ tuổi và bắt tay vào nghiên cứu kế hoạch chỉnh cho con nhé!

1. Giai đoạn 1: Trẻ tự chơi (Unoccupied Play)  (Con từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi) 

Những tháng đầu đời, bé con sẽ “ra hiệu” với những cử động tay chân con hay đôi tự đá vào chân mình hay cố cầm nắm một vật vừa tầm với. Đó là dấu hiệu đầu tiên của việc chơi ở trẻ.  

Bố mẹ nên khuyến khích con bằng cách để bé tự do cử động, cầm nắm để học làm chủ khả năng tự kiểm soát.

2. Giai đoạn 2: Chơi đơn độc (Solitary play)  (Trẻ sơ sinh đến trẻ 2 năm tuổi) 

Chơi đơn độc là cách con chơi mà học: học cách tập trung, học tự suy nghĩ, học cách sáng tạo và điều tiết cảm xúc. 

Bố mẹ sẽ hơi bối rối khi thấy trẻ chỉ muốn chơi một mình mà phớt lờ những lời rủ rê. Tuy nhiên, bố mẹ yên tâm nhé, đây là bước chuẩn bị kỹ năng quan trọng để con sẵn sàng bước vào những hoạt động tập thể.

3. Giai đoạn 3: Quan sát để học hỏi (Spectator/Onlooker Behavior) (Trẻ 2 tuổi)

Bước vào thời kỳ này, con bắt đầu biết quan sát những bạn nhỏ khác nhưng lại từ chối chơi cùng. Nhờ kỹ năng quan sát ấy, con tìm hiểu về các quy tắc, khám phá về các cách chơi và sự liên hệ giữa chúng.

Đôi khi bố mẹ dễ nghĩ rằng trẻ không tham gia vào trò chơi có thể vì cô đơn hay sợ hãi, trong khi thực tế, đó là một phần rất bình thường trong quá trình phát triển việc chơi. 

4.  Giai đoạn 4: Chơi song song (Parallel Play) (Trẻ 2 tuổi trở lên)

Giai đoạn này được ví như bài tập khởi động để con sẵn sàng cho việc tương tác hay gắn kết.

Những bạn nhỏ sẽ chơi cùng những món đồ giống nhau hay tham gia vào cùng một hoạt động tương tự, nhưng không thực sự có sự tương tác. 

Chơi song song rất quan trọng vì nó dạy trẻ khả năng điều tiết đồng đẳng (Peer Regulation), là cách để hòa hợp với bạn chơi trong cùng một không gian.

5. Giai đoạn 5: Chơi liên kết ( Associate Play) (Trẻ từ 3 đến 4 tuổi) 

Giai đoạn này xuất hiện khi con bắt đầu tương tác với bạn chơi khác, nhưng sự giao tiếp vẫn chưa tồn tại nhiều. Các con có thể cùng chơi trên một sân chơi nhưng lại chọn những hoạt động chơi khác nhau.

Chơi liên kết cho phép con bắt đầu thực hành những gì đã quan sát và học được thông qua giai đoạn trước. Con có thể bắt đầu sử dụng các kỹ năng xã hội làm quen, tương tác.

6. Chơi hợp tác (Cooperative Play) (Trẻ 4 tuổi trở lên) 

Lúc này là giai đoạn “chín muồi” để con trở thành thành viên chính thức trong một nhóm có mục tiêu chung chẳng hạn như một dự án nghệ thuật: một nhóm kịch hay một đội múa,.... Khi chơi hợp tác, tố chất của một nhà lãnh đạo tương lai hoặc một người thực hiện nhiệm vụ cần mẫn rất dễ để nhận biết.

Trớ trêu thay, chơi hợp tác thường kéo theo rất nhiều xung đột. Đôi khi trẻ nhỏ khó chia sẻ, thay phiên nhau và thương lượng quyền kiểm soát. Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ tham gia chơi hợp tác bằng cách ở gần và giúp con học cách thể hiện cảm xúc lành mạnh và dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề.

 

Với những lời gửi gắm xúc tích ngắn gọn này, Umbalena hy vọng rằng có thế đóng góp vào hành trình giúp con trưởng thành nhờ những khoảnh khắc thơi ấu chơi thật vui-thật đúng cùng bố mẹ.