Tin tức & Sự kiện

Trẻ em & Công nghệ: 5 lời khuyên dành cho bố mẹ trong thời đại kỹ thuật số

Trẻ em & Công nghệ: 5 lời khuyên dành cho bố mẹ trong thời đại kỹ thuật số

Trong bối cảnh hiện đại nơi mà trẻ em "lớn lên trong kỹ thuật số" đặc biệt kể từ sau đại dịch. Nỗ lực ngăn cách con khỏi các thiết bị công nghệ dường như là điều chẳng mấy khoa học.

Cuộc sống ngày càng tích hợp nhiều yếu tố công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong sinh hoạt thường nhật, vì thế bố mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con những thông tin về tác động của thiết bị điện tử và kỹ năng sử dụng chúng trong thời đại kỹ thuật số.

Tham khảo ngay 5 lời khuyên từ AAP (Viện Nhi khoa Hoa Kỳ) về việc sử dụng thiết bị điện tử dành cho trẻ, bố mẹ nhé!

 

 1. Lập kế hoạch sử dụng cho mỗi gia đình

Các thiết bị điện tử hay phương tiện truyền thông phải gắn kết với mục đích cũng như phong cách nuôi dạy của mỗi gia đình nhỏ.

Phương tiện ấy chung tay vào cải thiện cuộc sống hàng ngày. Nhưng khi sử dụng không đúng cách hoặc thiếu suy nghĩ, nó có thể “nuốt chửng” thời gian cho nhiều hoạt động chủ chốt như: tương tác trực tiếp cùng con, vui chơi ngoài trời, tập thể dục hay thậm chí là thời gian nghỉ ngơi và dành cho giấc ngủ. 

Lên ngay một thời gian biểu hợp lý, đặt giới hạn và hướng dẫn trẻ tuân thủ bố mẹ nhé!

 2. Phá dở rào cản “thực” và “ảo”

AAP khuyến nghị rằng các nguyên tắc nuôi dạy trẻ nên được áp dụng giống nhau ở cả môi trường “thực” và “ảo”. 

Xưa nay bố mẹ chỉ quan tâm đến giá trị của giao tiếp đối mặt. Cho rằng trẻ nhỏ học tốt nhất thông qua tương tác trực tiếp hai chiều. 

Thực tế là những hình thức tương tác trực tuyến mang đặc điểm hai chiều cũng đem lại hiệu quả tương đương và đóng vai trò quan trọng trong những nấc thang hình thành ngôn ngữ.

Chẳng nói đâu xa, gần gũi với con nhất chính là những cuộc chuyện trò video với bố mẹ đang đi công tác hoặc ông bà ở xa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính những cuộc tán gẫu trực tuyến ấy giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp nhiều hơn là để con loay hoay "thụ động" với những tương tác một chiều.

3. “Thời gian trước màn hình không phải lúc nào cũng một mình!”

Cùng đọc, cùng chơi, cùng tương tác với con trong lúc trẻ đang đắm chìm trong thế giới công nghệ không chỉ là mẹo theo dõi ngầm mà còn là bí quyết để bố mẹ tiến vào thế giới của con, thắt chặt sợi dây kết nối trong gia đình.

Cùng con chơi một trò chơi lý thú, cùng xem một chương trình hay đọc một cuốn sách điện tử, bố mẹ và trẻ sẽ có cơ hội cùng chia sẻ những  thông tin, bày tỏ quan điểm và bộc lộ cảm xúc cùng nhau. 

4. Đừng sử dụng công nghệ như hình thức dỗ dành cảm xúc 

Thiết bị điện tử có thể đem lại hiệu quả ngay tức khắc trong việc giữ cho trẻ bình tĩnh và im lặng hay đối phó với những vòi vĩnh của con trong một chỗe lát nào đó.

Nhưng đó không phải là cách tốt để trẻ học về quản lý cảm xúc. Bố mẹ cần đi một đường vòng dài hơn nhưng hiệu quả bền lâu bằng việc dạy con qua phương pháp giải quyết triệt để vấn đề và tìm ra giải pháp.

5. Chọn ứng dụng phù hợp dành cho trẻ 

Có rất nhiều ứng dụng được dán nhãn là giáo dục, nhưng có rất ít nghiên cứu chứng minh chất lượng thực tế.

Chọn tương lai cho con, hãy tìm đến các ứng dụng, chương trình phù hợp với lứa tuổi và mục tiêu phát triển với những đánh giá tích cực, khả quan từ các bậc phụ huynh đi trước bố mẹ nhé!

  

Phương tiện truyền thông và thiết bị kỹ thuật số là một phần không thể thiếu trong thế giới 4.0 ngày nay. Lợi ích nhắc đến là chẳng thể đong đo. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ cần hiểu biết và mẹo để cân bằng giữa hai hình thức để cùng “song kiếm hợp bích” thúc đẩy quá trình học tập và phát triển lành mạnh của trẻ.

 

Nguồn tham khảohttps://www.aap.org/en/patient-care/media-and-children/