Hướng dẫn giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 16, 17, 18, 19 Bài 3 - KNTT

 

Kết nối tri thức_Tiếng Việt 4_Tập 1_Bài 3_Anh em sinh đôi

 

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 16, 17, 18, 19 Bài 3: Anh em sinh đôi đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.

Đọc

 

Tìm và nói nhanh 5 điểm khác nhau giữa 2 tranh. 

 

 

Trả lời:

 

 

Bài đọc

 

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 17 tập 1:

 

Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? 

Trả lời:

Long và Khánh được giới thiệu: Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. 

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 17 tập 1:

 

Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh? 

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh: 

- Hồi nhỏ,  Long khoái chí lắm. 

- Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. 

- Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết".

- Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 17 tập 1:

 

Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

  1. Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm.
  2. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác.
  3. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

Trả lời:

Long không muốn giống anh của mình vì: Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

Chọn C.

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 17 tập 1:

 

Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào? 

Trả lời:

Long khác anh:

- Khánh hay cười, còn Long lúc nào cũng nghiêm túc.

- Long thì chậm rãi, Khánh thì nhanh nhảu.

 

Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 17 tập 1:

 

Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật.

Trả lời:

- Long: là người nghiêm túc, chậm rãi

- Khánh: là người hay cười, nhanh nhảu

=> 2 anh em chỉ giống nhau ở vẻ bề ngoài còn mỗi người mỗi vẻ.

 

Luyện từ và câu

 

Danh từ chung, danh từ riêng

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 18 tập 1:

 

Xếp các từ trong bông hoa vào nhóm thích hợp. 

 

 

Trả lời:


- Người: Chu Văn An, Trần Thị Lý

- Sông: Bạch Đằng, Cửu Long

- Thành phố: Hà Nội, Cần Thơ

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 18 tập 1:

 

Chơi trò chơi: Gửi thư.

Tìm hộp thư phù hợp với mỗi phong thư.

G: Mỗi phong thư ghi nội dung hoặc cách viết của một nhóm từ trên hộp thư A hoặc B.

gọi tên một sự vật

 

 

Trả lời:

- A: gọi tên một loại sự vật, viết thường

- B: gọi tên một sự vật cụ thể, riêng biệt và viết hoa

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 18 tập 1:

 

Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

Kim Đồng là người anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam. Anh tên thật là Nông Văn Đèn (có nơi viết là Nông Văn Dền), quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong lúc làm nhiệm vụ giao liền cho bộ đội ta, anh đã anh dũng hi sinh. Khi đó, anh vừa tròn 14 tuổi.

Trả lời:

- Danh từ riêng: Kim Đồng, Việt Nam, Nông Văn Dèn, Nông Văn Dền, Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.

- Danh từ chung: người, anh hùng, tên, quê, thôn, xã, huyện, tỉnh, nhiệm vụ, bộ đội, giao liên, tuổi.

 

Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 19 tập 1:

 

Tìm danh từ theo gợi ý dưới đây: 

 

 

Trả lời:

- Danh từ chung chỉ 1 dụng cụ học tập: cặp sách, quyển vở, bút chì, thước kẻ, cục tẩy, hộp bút,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 người bạn: An, Ngọc, Huyền, Lan, Mai, Hoa, Khuê,...

- Danh từ chung chỉ 1 nghề: công nhân, công an, kĩ sư, giáo viên, diễn viên, ca sĩ,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 con đường, con phố: Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Văn Huyên, Khúc Thừa Dụ,... 

- Danh từ chung chỉ 1 đồ dùng gia đình: giường, bếp ga, tủ lạnh, máy giặt,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 đất nước: Việt Nam, Anh, Mỹ, Nga,...

 

Viết

 

TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN

 

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe.

 

Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 19 tập 1:

 

Chuẩn bị.

- Em thích câu chuyện nào? Câu chuyện đó em đã đọc hay được nghe kể? 

- Vì sao em thích câu chuyện đó? (Câu chuyện có nội dung gì hấp dẫn? Nhân vật nào thú vị? Chi tiết nào ấn tượng,... 

Trả lời:

- Em thích câu chuyện: Bó đũa

- Câu chuyện đó em được nghe mẹ kể.

- Em thích câu chuyện vì: 

+ Nội dung: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau.”

+ Nhân vật: Người cha trong câu chuyện là một nhân vật có vai trò rất quan trọng.

+ Chi tiết: “Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.”

 

Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 18 tập 1:

 

Tìm ý.

Gợi ý:

 

 

Trả lời:


- Mở đầu: Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình.

- Triển khai:

+ Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. 

+ Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. 

+ Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. 

- Kết thúc: Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

 

Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 19 tập 1:

 

Góp ý và chỉnh sửa.

- Thông tin về câu chuyện rõ ràng, đầy dủ.

- Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể.

Trả lời:


Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em. 

 

Vận dụng

 

Viết, vẽ,... lên một tấm bìa cũng để giới thiệu bản thân.

- Chú ý tạo sự độc đáo để nêu bật được những nét riêng của mình.

- Nhớ viết hoa danh từ riêng (nếu có).

Trả lời:

Ví dụ minh họa: 

 

Xem thêm Lời giải VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Bài 3:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 11, 12, 13 tập 1 Bài 3 - KNTT (umbalena.vn)


Xem thêm các Lời giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức khác:

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 8, 9, 10, 11 Bài 1 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 12, 13, 14, 15 Bài 2 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 20, 21, 22 Bài 4 - KNTT (umbalena.vn)

Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 23, 24, 25 Bài 5 - KNTT (umbalena.vn)