- Tiếng Việt
- Lớp 4
- Kết nối tri thức
Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 20, 21, 22 Bài 4 - KNTT
Kết nối tri thức_Tiếng Việt 4_Tập 1_Bài 4_Công chúa và người dẫn chuyện
Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 20, 21, 22 Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu, Nói và nghe, Đọc mở rộng… cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.
Đọc
Sắm vai một loài hoa, em hãy giới thiệu về mình với các bạn.
Trả lời:
Tôi là cây hoa hồng được trồng trước hiên nhà. Ban đầu tôi được trồng bên hàng rào ở đầu làng, không có ai chăm sóc cả. Nhờ bà chủ đi qua và mang tôi về trồng mà nay tôi mới có thể nở rộ những bông hoa xinh đẹp này. Tôi rất thích mỗi ngày được đón những ánh nắng ban mai đầu tiên. Nhờ những tia nắng ấy mà màu hoa của tôi lại càng đằm thắm. Tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi được bà chủ trồng bên hiên nhà.
Đọc bài
Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 21 tập 1:
Tìm các câu văn thể hiện thái độ của Giét-xi đối với mỗi vai diễn được giao.
Trả lời:
- Các câu văn thể hiện thái độ của Giét-xi đối với vai diễn công chúa:
+ "Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè, Giét - xi vui lắm."
+ "Về nhà, Giét - xi hào hứng kể cho mẹ nghe."
+ "Giét - xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh".
- Các câu văn thể hiện thái độ của Giét-xi đối với vai diễn người dẫn chuyện:
+ “Lời cô rất dịu dàng nhưng Giét-xi thấy buồn lắm.”
Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 21 tập 1:
Vì sao Giét-xi buồn khi phải đổi sang vai người dẫn chuyện?
Trả lời:
Giét-xi buồn khi phải đổi sang vai người dẫn chuyện vì phải nhường vai chính cho bạn.
Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 21 tập 1:
Theo em, mẹ rủ Giét-xi cùng nhổ có vườn để làm gì? Tìm câu trả lời đúng.
- Mẹ muốn dạy cho Giét-xi biết cách làm cỏ vườn.
- Mẹ muốn Giét xi biết tên các loại hoa cỏ trong vườn.
- Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.
- Mẹ muốn Giét-xi quên đi chuyện đóng kịch.
Trả lời:
Mẹ rủ Giét-xi cùng nhổ có vườn để muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.
Chọn C.
Bài 4 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 21 tập 1:
Đoán xem Giét-xi cảm thấy thế nào khi trò chuyện cùng mẹ.
Trả lời:
Khi trò chuyện với mẹ, Giét - xi mới đầu vẫn cảm thấy rất buồn vì bị thay vai diễn, không dám nói với mẹ. Tuy nhiên sau khi nghe được lời mẹ nói, cô bé đã hiểu ra mỗi loài hoa lại có một vẻ đẹp riêng cũng như con người vậy. Vì thế, cô không còn buồn nữa và cảm nhận được giá trị của mình cũng đã được công nhận.
Bài 5 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 21 tập 1:
Em học được điều gì từ câu chuyện trên?
Trả lời:
Câu chuyện để lại cho chúng ta thông điệp về vẻ đẹp và giá trị riêng của mỗi người trong cuộc sống. Không có ai là vô giá trị, tầm thường, thấp kém. Chỉ cần chúng ta biết phát huy nó đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ thì chúng vẫn luôn tỏa sáng.
Luyện tập
Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 21 tập 1:
Tìm các danh từ chỉ người trong bài đọc Công chúa và người dẫn chuyện.
Trả lời:
Danh từ chỉ người: Giét-xi, mẹ, cô giáo, công chúa, bạn bè, em, con, con người, con gái, người dẫn chuyện.
Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 22 tập 1:
Viết 2 – 3 câu nêu nhận xét về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện trên.
Trả lời:
Trong câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện, em thích nhất là nhân vật mẹ của Giét-xi. Mẹ của cô bé là một người rất điềm đạm, nhân hậu và luôn quan tâm chăm sóc con gái. Khi con gái gặp khó khăn, mẹ vẫn luôn ở bên chia sẻ cùng cô bé.
Viết
VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 21 tập 1:
Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Lưu ý:
- Chọn cách giới thiệu câu chuyện gây được chú ý và nếu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.
- Trình bày rõ các lí do yêu thích câu chuyện và đưa dẫn chứng minh hoạ.
- Các câu trong đoạn văn được viết liên tục, không xuống dòng.
Trả lời:
Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.
Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 22 tập 1:
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
Trả lời:
- Cách mở đoạn: Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình.
- Cách trình bày lí do:
+ Nội dung: Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau.
+ Nhân vật: Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết.
+ Chi tiết: Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình.
- Cách kết thúc: Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.
Đọc mở rộng
Bài 1 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 22 tập 1:
Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật.
G:
– Thần đồng đất Việt
– Danh nhân thế giới
Trả lời:
Bài tham khảo: Thành tích học tập "hơn người"
Nói đến những trẻ Việt Nam có khả năng đặc biệt gần đây không thể không nói đến thần đồng Đỗ Nhật Nam. Sinh ra tại Nhật Bản, 4 tuổi Đỗ Nhật Nam cùng gia đình trở về Việt Nam, trong con mắt của những người thân, cậu chững chạc, già trước tuổi nên được gọi với cái tên trìu mến “ông cụ non”.
Nhật Nam từng là gương mặt quen thuộc trong nhiều chương trình dành cho thiếu nhi như Chúc bé ngủ ngon (VTV3), Quả chuông nhỏ, Trò chuyện cùng bé (VTV2).
7 tuổi, Đỗ Nhật Nam đạt kỉ lục là “Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam” với hai cuốn sách Nạpđiện và Câu chuyện của ngày và đêm. Sinh ra trong một gia đình có bố là Đỗ Xuân Thảo là tiến sĩ ngôn ngữ học, mẹ Phan Thị Hồ Điệp là giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt nên ngay từ nhỏ, Đỗ Nhật Nam đã đạt được nhiều kì tích trong học tập vì nhờ phương pháp giáo dục phát triển năng lực tư duy toàn diện cùng kỹ năng và kiến thức sư phạm của mẹ. Đồng thời, ở độ tuổi này, Nam cũng đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi Đại học của Cambridge như Starter, Movers, Flyers khiến nhiều người ngưỡng mộ và đặt cho cậu danh xưng "thần đồng".
Sinh năm 2001 tại Nhật Bản, lên 4 tuổi, Nam cùng gia đình trở về Việt Nam sinh sống và học tập. Từ 8 - 10 tuổi, Nam thường xuyên đạt những điểm số "hơn người", cụ thể 940/990 điểm Toeic, lớp 3 thi ITP đạt 617 điểm, lớp 4 thi Toeic iBT đạt 107 điểm. 11 tuổi, cậu đã viết tự truyện song ngữ Tớ đã học tiếng Anh như thế nào? và trở thành "Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất". Ở độ tuổi còn nhỏ nhưng Nam đã có những bài phát biểu trên những sân khấu lớn của thế giới, cụ thể là đại diện châu Á tham dự Hội nghị Chủ đề ''Khoa học về nụ cười'' tại Mỹ và tại hội nghị Nha khoa khác do FDI tổ chức tại Ấn Độ.
13 tuổi, Nam du học tại trường Saint Paul (Mỹ), sau đó học tại trường THPT Church Farm School (Bang Pennsylvania). Đặc biệt điểm tổng kết học kỳ của Nhật Nam đều gần như đạt con số tuyệt đối là 99/100. Bên cạnh đó, Nam còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa như: chơi bóng rổ, tham gia vào ban nhạc Thánh ca của trường. Trong quá trình học tại Mỹ, Nam liên tục đạt nhiều thành tích học tập và nhận được thư chúc mừng của cựu Tổng thống Barack Obama.
Năm 2015, mẹ của Đỗ Nhật Nam đã vui mừng thông báo trên trang cá nhân con trai đã lọt vào danh sách những học sinh có điểm cao nhất của trường Đại học Johns Hopkins, trong đó điểm Đọc được lọt vào top 5% học sinh chuẩn bị vào đại học có điểm cao nhất nước Mỹ của kì thi ACT (32 điểm).
Tháng 3/2017, Nam đạt giải Ba hạng mục “Nguyên tắc quản trị kinh doanh” trong kỳ thi DECA - sân chơi quy mô toàn quốc dành cho những học sinh, sinh viên đang sống và học tập tại Mỹ trong lĩnh vực tài chính kinh doanh, khách sạn, quản lý. Cuối năm 2018, cậu trúng tuyển Đại học Pomona (Mỹ) với mức hỗ trợ tài chính 71.900 USD/năm (khoảng 6,6 tỷ đồng) cho 4 năm học tại ngôi trường Top 5 tốt nhất tại nước Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Nam theo đuổi ngành học Âm nhạc
Bài 2 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 22 tập 1:
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên câu chuyện: Hoàng tử bé
Tác giả: antoine de Saint-Exupéry
Ngày đọc: 2/9/2023
Nội dung chính: Hoàng tử bé là câu chuyện kể về một phi công phải hạ cánh khẩn cấp trong sa mạc. Anh gặp một cậu bé, người hóa ra là một hoàng tử từ hành tinh khác đến. Hoàng tử kể về những cuộc phiêu lưu của em trên Trái Đất và về bông hồng quí giá trên hành tinh của em. Em thất vọng khi phát hiện ra hoa hồng là loài bình thường như bao loài khác trên Trái Đất. Một con cáo sa mạc khuyên em nên yêu thương chính bông hồng của em và hãy tìm kiếm trong đó ý nghĩa của cuộc đời mình. Nhận ra điều ấy, hoàng tử quay trở về hành tinh của em.
Lí do yêu thích câu chuyện: Câu chuyện chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, thể hiện thông qua các hình ảnh mang tiêu biểu và sinh động như chuyện về con trăn nuốt con voi và chiếc mũ, hình ảnh bông hoa hồng, con cừu trong chiếc hộp, con rắn vàng sa mạc,... nêu lên những suy nghĩ của người lớn thông qua cách nhìn nhận của một cậu bé từ đó khiến độc giả hiểu hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
Mức độ yêu thích: 5 sao
Bài 3 SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 22 tập 1:
Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện em đã đọc.
Trả lời:
Bắt đầu câu chuyện của Hoàng Tử Bé là một viên phi công do gặp sự cố phải hạ cánh khẩn cấp trong sa mạc. Trong lúc tìm kiếm nước và thức ăn đến tuyệt vọng, ông bắt gặp một cậu bé rất đáng yêu với mái tóc vàng óng, cậu là một hoàng tử đến từ hành tinh khác.
Hoàng tử bé kể về những cuộc phiêu lưu của cậu trên Trái Đất và về bông hoa quý giá trên hành tinh của cậu. Hoàng từ đã thất vọng khi phát hiện ra hoa hồng ở đây có rất nhiều, loài bình thường như bao loài khác trên Trái Đất, không hề đặc biệt như bông mà cậu sở hữu.
Một chú cáo sa mạc xuất hiện và khuyên cậu nên yêu thương chính bông hoa mà cậu có trên hành tinh của mình, cậu sẽ nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình đang sống. Nhận ra điều đó Hoàng Tử Bé quay trở về hành tinh của mình khi đã có một chuyến phiêu lưu qua rất nhiều hành tinh và những câu chuyện mới mẻ.
Vận dụng
Kể với người thân những câu chuyện của tác giả mà em yêu thích.
Trả lời:
Tác giả em yêu thích là nhà văn người Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ông có rất nhiều câu chuyện hay và hấp dẫn. Một trong những câu chuyện em thích nhất là Hoàng tử bé. Câu chuyện kể về cuộc phưu lưu của một phi công do gặp sự cố phải hạ cánh khẩn cấp trong sa mạc. Trong lúc tìm kiếm nước và thức ăn đến tuyệt vọng, ông bắt gặp hoàng tử bé. Hoàng tử bé kể về những cuộc phiêu lưu của cậu trên Trái Đất và về bông hoa quý giá trên hành tinh của cậu. Hoàng từ đã thất vọng khi phát hiện ra hoa hồng ở đây có rất nhiều, không hề đặc biệt như bông mà cậu sở hữu. Một chú cáo sa mạc xuất hiện và khuyên cậu nên yêu thương chính bông hoa mà cậu có trên hành tinh của mình, cậu sẽ nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình đang sống. Nhận ra điều đó Hoàng Tử Bé quay trở về hành tinh của mình khi đã có một chuyến phiêu lưu qua rất nhiều hành tinh và những câu chuyện mới mẻ. Sau khi đọc xong câu chuyện, em đã học được những triết lý nhân sinh sâu sắc, giúp em hiểu hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
Xem thêm Lời giải VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Bài 4:
Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 14, 15, 16 tập 1 Bài 4 - KNTT (umbalena.vn)
Xem thêm các Lời giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức khác:
Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 12, 13, 14, 15 Bài 2 - KNTT (umbalena.vn)
Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 16, 17, 18, 19 Bài 3 - KNTT (umbalena.vn)
Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 23, 24, 25 Bài 5 - KNTT (umbalena.vn)
Giải Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 26, 27, 28, 29 Bài 6 - KNTT (umbalena.vn)